FRANCONOMICS 2022: “Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ”
- Thứ năm - 20/10/2022 07:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Về phía đại diện các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, gồm có: Ông Laurent Sermet, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, AUF (Tham dự trực tuyến); Bà Trần Thị Mai Yến, Quyền trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương OIF; Ông Thierry Vergon, Giám đốc IFV; Ông Edmond Dounias, Giám Đốc IRD tại Việt Nam Và Philippines; Ông Hervé Conan, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam; Bà Emmanuelle Ledoux, Tổng Giám đốc Viện Kinh tế tuần toàn quốc gia Pháp (INEC); Ngài Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam; Ngài Ahmed Abdelmoaty, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam; Ngài Jamale Chouaibi, Đại sứ Vương quốc Maroc tại Việt Nam; Ngài Ali Akbar Nazari, Đại sứ Iran tại Việt Nam; Ngài Wibar Abdullah LAlbasseer, Phó Trưởng cơ quan đại diện Ả Rập Xê út.
Về phía đại diện các cơ quan, trường Đại học, doanh nghiệp Việt Nam, có: Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ông Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi Và Trung Đông (IAMES); Ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VIE), Bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế Việt Nam; Ông Ali Benoit Tellier, Giám đốc Kỹ thuật Công Ty Linaroga tại Việt Nam, Chủ tịch Apache James; Ông Hoàng Nguyên Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty SAVIS; Bà Lưu Thanh Loan, Giám đốc Miền Bắc Công ty Cổ Phần Trầm hương Sinh học TTT.
Về phía IFI, có: Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng, Trưởng Ban Tổ chức; Ông Phùng Danh Thắng, Phó Viện trưởng, Ông Hồ Tường Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
Cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ đang tham dự trực tiếp tại Hội trường và trực tuyến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Diễn đàn khai mạc với phát biểu của các đại diện các cơ quan chính phủ, đại diện của các tổ chức quốc tế và đại diện của đơn vị tổ chức, đồng tổ chức gồm: ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU); bà Trần Thị Mai Yến, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (OIF) (kết nối trực tuyến); ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI); ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI - Trưởng Ban tổ chức.
Tại buổi khai mạc, Phó Giám đốc thường trực ĐHQGHN, ông Nguyễn Hoàng Hải đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn Franconomics thường niên do IFI phối hợp với các đối tác tổ chức và khẳng định Franconomics 2022 năm nay đã đề cập chủ đề rất quan trọng là “Kinh tế tuần hoàn”. Diễn đàn Franconomcis đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu qua 3 năm tổ chức rất thành công kể từ năm 2019. Ông Hoàng Hải bày tỏ sự tin tưởng Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV năm nay sẽ mang lại cho các đơn vị tổ chức và người tham dự những thông tin hữu ích và cập nhật về kinh tế tuần hoàn. Sự thành công của sự kiện cũng giúp làm tăng uy tín và tiếp tục khẳng định Diễn đàn Franconomics là một thương hiệu không chỉ của ĐHQGHN, của IFI mà của cả Cộng đồng khối Pháp ngữ theo lời của Tổng thư ký Tổ chức OIF bà Louise Mushikiwabo đã phát biểu tại Franconomics 2020.
Bà Trần Thị Mai Yến, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (OIF) khẳng định sự hình thành và phát triển của kinh tế tuần hoàn là cơ hội để đáp ứng các nhu cầu chuyển đổi phương thức tiêu dùng, sản xuất và khai thác tài nguyên theo định hướng phát triển bền vững. Bà tin tưởng rằng Diễn đàn quốc tế Franconomics 2022 với sự quy tụ của các chuyên gia đầu ngành sẽ làm rõ những tiềm năng và thách thức của kinh tế tuần hoàn, các mô hình cần triển khai cũng như các biện pháp cần thiết để để phát triển nền kinh tế theo định hướng tuần hoàn.
Thay mặt các đơn vị tổ chức và đồng tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI, đồng tình với thực trạng của nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và trên toàn thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng đây là những chủ đề cực kỳ quan trọng và cấp bách của nhân loại ngày nay. “Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, những biến động chính trị tiềm ẩn, với những vấn đề môi trường và an ninh phi truyền thống,… đặc biệt là vấn đề về sự chênh lệch giữa các nước Phương Bắc giàu có và các nước Phương Nam đói nghèo. Để giải quyết các vấn đề đó, nền kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp tiềm năng đầy hứa hẹn. Và điều kiện cần thiết cho sự thành công của dự án kinh tế tuần hoàn là sự huy động nỗ lực của mọi chính phủ, mọi doanh nghiệp và mọi thành viên của nhân loại”, ông nhấn mạnh.
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI phát biểu khai mạc
Sau phần phát biểu chào mừng, phiên toàn thể của diễn đàn đã diễn ra với các tham luận của các diễn giả: Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương (CIEM); ông Laurent Sermet, Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khu vực châu Á – Thái Bình Dương; ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam (VIE).
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM
Sau phiên toàn thể là ba phiên chuyên đề diễn ra song song với các không gian thảo luận chuyên sâu liên quan tới kinh tế tuần hoàn. Dưới đây là một số hình ảnh về ba không gian thảo luận chuyên đề với sự tham gia của các học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến:
Không gian 1 “Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa để phát triển bền vững” do ông Đào Đình Khả – Giám đốc Fintechlab, IFI chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Campuchia, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Đại học Senghor (Ai Cập), Mạng lưới Kinh tế Thông tư Châu Phi (ACEN) cho Bờ Biển Ngà, Viện Phát triển bền vững Pháp ngữ (IFDD).
Không gian 1: Bà Moeko Saito Jensener, Chuyên gia về chính sách tại Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Campuchia
Không gian 1: Bà Kiều Thanh Nga, Phó Viện trưởng IAMES
Không gian 1: Ông Ngô Tiến Chương, Chuyên gia Kỹ thuật cấp cao GIZ
Không gian 1: Bà Etotépé A. Sogbohossou, Trưởng Khoa Môi trường, Đại học Senghor (Ai Cập)
Không gian 1: Ông Edouard Yao, Đại diện Quốc gia ACEN cho Bờ Biển Ngà
Không gian 1: Bà Marie-Noelle Nwokolo, Quỹ Brenthurst
Học viên IFI đặt câu hỏi cho diễn giả
Không gian 2: "Công nghệ mới phục vụ kinh tế tuần hoàn” do ông Hồ Tường Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo IFI chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Viện Kinh tế tuần hoàn Pháp (INEC), Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Pháp (AFNOR), Viện Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững MEKONG (MEKONG CESDI), Công ty Linagora (Pháp), Công ty TNHH DoGreen, Tập đoàn SOWAREEN.
Không gian 2: Bà Emmanuelle Ledoux, Tổng Giám đốc INEC
Không gian 2: Ông Nguyễn Hồng Quang, Nguyên chủ tịch CLB phần mềm tự do nguồn mở VFOSSA (ngoài cùng bên phải)
Không gian 2 “Công nghệ mới phục vụ kinh tế tuần hoàn”
Không gian 2 “Công nghệ mới phục vụ kinh tế tuần hoàn”
Không gian 2: Ông Benoit, Công ty Linagora (Pháp)
Không gian 3 “Mối liên hệ giữa kinh tế tuần hoàn, cấu trúc chuỗi giá trị và hợp tác Nam-Nam/ba bên” do ông Lê Phước Minh, Viện trưởng IAMES chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Đại diện Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED), Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEN), Phòng Thương mại Công nghiệp Nigeria – Việt Nam (NVCCI), Quỹ Brenthurst, Trường Mines de Saint Etienne (Pháp).
Không gian 3: “Mối liên hệ giữa kinh tế tuần hoàn, cấu trúc chuỗi giá trị và hợp tác Nam-Nam/ba bên”
Không gian 3: “Mối liên hệ giữa kinh tế tuần hoàn, cấu trúc chuỗi giá trị và hợp tác Nam-Nam/ba bên”
Thông tin về Diễn đàn quốc tế Franconomics:
Franconomics là diễn đàn quốc tế thường niên do IFI khởi xướng, được ĐHQGHN bảo trợ và tổ chức với sự tham gia của các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ (gồm 88 nước thành viên và quan sát viên) và nhiều đối tác trong và ngoài nước khác. Đây là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn với các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa các Trường Đại học, Doanh nghiệp, Địa phương; giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ.