Hội thảo quốc tế "Hợp tác giáo dục Việt Nam - Châu Phi vì sự phát triển hài hòa trong thời đại chuyển đổi số"
- Thứ năm - 16/06/2022 11:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
HTT6 22 02
GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, Việt Nam và Châu Phi đang nỗ lực thực hiện các chính sách cải cách và phát triển kinh tế. Giáo dục vừa là lĩnh vực đầy tiềm năng hợp tác, vừa là động lực để thực hiện các mục tiêu trên. Sự hợp tác này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh khi thế giới dần thoát ra khỏi đại dịch Covid-19. Những kinh nghiệm phát triển và ứng phó với các thách thức phi truyền thống trong giáo dục và đào tạo cần được chia sẻ giữa các nước đang phát triển.
Với mục đích xây dựng không gian trao đổi và đóng góp ý kiến làm sâu sắc hơn nữa những hoạt động hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) - ĐHQGHN phối hợp với Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF); Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (HPU2) với sự đồng hành của trường Đại học Cheikh Anta Diop de Dakar (Sénégal); trường Đại học Senghor (Ai Cập); trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đồng tổ chức hội thảo quốc tế “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Châu Phi vì sự phát triển hài hòa trong thời đại chuyển đổi số” vào ngày 23/6/2022 tại Đại học Quốc gia Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến (Sénégal, Ai Cập, Burundi, Tây Phi, Cameroun,...).
Chủ đề của Hội thảo bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:
- Những vấn đề và mô hình chung về xuất khẩu giáo dục
- Nhu cầu thị trường giáo dục tại Châu Phi
- Thế mạnh và kinh nghiệm của nền giáo dục Việt Nam
- Hình thức hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi
- Thúc đẩy hợp tác Nam-Nam trong việc hỗ trợ chuyển đổi hệ thống giáo dục ở Châu Phi
- Những thách thức đối với các nước Châu Phi trong việc đảm bảo chất lượng và giáo dục và giải pháp
- Thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia về kinh nghiệm và thực tiễn tốt về đảm bảo tính liên tục của giáo dục
- Đề xuất đối với các chính phủ, cơ quan phát triển, tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác nhằm xây dựng quan hệ đối tác, chuyển giao giải pháp và tăng cường khả năng tiếp cận hợp tác kỹ thuật và các nguồn lực trong việc tái tạo và chuyển đổi hệ thống giáo dục
MỜI VIẾT BÀI
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, cán bộ giảng viên,... tham gia đóng góp nội dung cho Hội thảo. Các bài viết có chất lượng sẽ được đăng trong Kỷ yếu chuỗi Hội thảo DAAS 2022 (có số ISBN và ISSN 2734-9969) và các bài viết xuất sắc sẽ được đăng trên Ấn phẩm Khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á - Thái Bình Dương (ISBN quốc tế và ISSN 2525-2488).
Thời hạn gửi đề xuất, toàn văn tham luận:
- Thời hạn gửi đề xuất tham luận: 20/5/2022
- Thời hạn gửi toàn văn tham luận: 05/6/2022
Thể lệ đối với bài đề xuất tham luận và toàn văn tham luận
- Đề xuất tham luận (tên bài viết, tên tiểu mục, từ khoá): không quá 500 từ
- Toàn văn tham luận (không kể tên bài, tóm tắt và từ khóa): không quá 5000 từ
- Toàn văn tham luận được soạn thảo dưới dạng .docx, không cách dòng, kèm theo họ tên tác giả, số điện thoại, cơ quan công tác.
- Hình thức bài viết: Bài viết được trình bày với cỡ chữ 13 giãn dòng Single, sử dụng font chữ Times New Roman. Căn lề: trên 2 cm; dưới 2 cm; phải 2 cm; trái 3 cm. Các trang, hình, bảng biểu phải được đánh số rõ ràng, chính xác.
- Ngôn ngữ trình bày tham luận: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp
- Lệ phí thẩm định đăng kỷ yếu: 1.000.000 đồng/bài.
- Hướng dẫn trình bày Đề xuất và toàn văn tham luận
Địa chỉ liên hệ và gửi bài viết:
- Email tiếp nhận bài viết: anhthu.dao@vnu.edu.vn/ brain.ifi@vnu.edu.vn
DIỄN GIẢ - KHÁCH MỜI
CHƯƠNG TRÌNH
13:30-14:00 |
Đón tiếp khách mời - đại biểu |
14:00-14:05 |
Giới thiệu đại biểu |
14:05-14:30 |
Khai mạc - chào mừng
|
14:30-15:30 |
Phiên 1: Hợp tác giáo dục trong thời đại chuyển đổi số
|
15:30-15:45 |
Nghỉ giải lao – Tea-break |
15:45-16:45 |
Phiên 2: Cơ hội và thách thức trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời đại chuyển đổi số
|
16:45-17:20 |
Thảo luận (dưới hình thức trao đổi giữa chủ tọa và các diễn giả) Chủ tọa: Ông Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam |
17:20-17:30 |
Kết luận - Bế mạc |
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
LIÊN HỆ
Ms. Đào Anh Thư
Trung tâm Tư vấn Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công nghệ
Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 109, nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0243 745 0173 (máy lẻ: 309); Di động: 096.276.4080
Email: anhthu.dao@vnu.edu.vn