Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://ifi.edu.vn


IFI: Hội thảo góp ý hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân

Ngày 15/01/2024, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân Truyền thông số và cử nhân Kinh doanh số.

1DSC05662

Hội thảo góp ý hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân

Tham gia Hội thảo góp ý hoàn thiện chương trình đào tạo có các chuyên gia giáo dục đại diện các trường đại học có đào tạo các chương trình liên quan, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp sử dụng lao động, các chuyên gia/giảng viên trong lĩnh vực chuyên môn của hai chương trình, các cựu học viên thạc sĩ của IFI và cán bộ, giảng viên IFI. Các trường đại học và doanh nghiệp tham dự Hội thảo gồm: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (PGS.TS. Vũ Huy Thông, Trưởng Khoa Marketing), Trường Đại học Hà Nội (TS. Đặng Việt Hòa, Phó trưởng khoa tiếng Pháp), Học viện Bưu chính viễn thông PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Bưu điện, Trưởng Bộ môn Marketing), Ngân hàng MBBank (Ông Nguyễn Đức Huy, GĐ MBBank Campuchia), Ngân hàng SHB (Bà Đặng Thị Châu Giang, Giám đốc Marketing sản phẩm), Tập đoàn CEN Group (Ông Trần Văn Hùng, Phó Chủ tịch), Tập đoàn SonKim Group (Ông Trần Việt Huân, Giám đốc Công nghệ), Tập đoàn Golden Gate (Ông Tăng Chí Minh, Giám đốc Khối kiểm toán và tuân thủ), Công ty Cổ phần Omeez (về liên kết tăng trưởng số)(Ông Lê Tiến Dũng, Tổng Giám đốc ) - Tập đoàn Omega Media. Các chuyên gia gồm: Bà Trương Quỳnh Liên, Phó Trưởng Phòng Dự án và Khai thác, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông; TS. Nguyễn Minh Nguyệt, Chuyên gia truyền thông; ThS Nguyễn Đình Thành, Chuyên gia truyền thông… Các cựu học viên đến từ các chương trình thạc sĩ Truyền thông số và Xuất bản (INFOCOM); Ngân hàng, Tài chính và Công nghệ tài chính (FINTECH) của IFI.

Phát biểu khai mạc, ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ nhấn mạnh về định hướng phát triển cũng như tầm nhìn chiến lược của đơn vị: “IFI không ngừng sáng tạo và đổi mới trong công tác đào tạo, nghiên cứu, và khẳng định vị thế tiên phong trong công tác đào tạo và nghiên cứu quốc tế, đa ngành và liên ngành, hướng tới mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục đào tạo đầu mối của Cộng đồng Pháp ngữ tại châu Á-Thái Bình Dương. Trong tương lai, IFI sẽ tiếp tục phát triển với những sứ mệnh mới, khẳng định những giá trị cốt lõi của đơn vị từ trước đến nay đó là: Tính tiên phong - Tính quốc tế - Tính Pháp ngữ - Đa văn hóa - Liên ngành - Trách nhiệm xã hội.”

Là một đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN và thực thi nhiệm vụ đào tạo được giao, IFI đang từng bước hoàn thiện và phát triển định hướng nghiên cứu, triển khai một số lĩnh vực mới trên cơ sở phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin, truyền thông và kinh doanh của mình. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu nhân lực của Việt Nam, khu vực và thế giới, IFI nhận thấy sự cần thiết của đào tạo các ngành: Truyền thông số và Kinh doanh số. Đây là các ngành mới tại Việt Nam và trên thế giới.

Chủ nhiệm Khoa mong muốn nhận được các góp ý từ các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp và cựu học viên về chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo và các yêu cầu khác đối với một chương trình đào tạo tiên phong, có chất lượng, phù hợp với trình độ đào tạo và đáp ứng cao nhất nhu cầu của thị trường lao động. Trên cơ sở đó IFI sẽ hoàn thiện các chương trình.

2

Ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN

Ông Đào Tùng, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác chính trị HSSV giới thiệu về lịch sử hình thành, kinh nghiệm đào tạo, nguồn lực giảng viên của IFI, đội ngũ giảng viên trong nước và quốc tế đến từ các trường đối tác của IFI, các phòng thí nghiệm (Lab) về truyền thông, kinh doanh, công nghệ số và các nguồn lực khác của IFI. Qua đó khẳng định rằng IFI có những nguồn lực, năng lực đặc biệt và rất phù hợp để triển khai các chương trình đào tạo trên.

3

Ông Đào Tùng, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác chính trị HSSV

Sau phần hội thảo chung, các chuyên gia, đại biểu tham dự vào hai phần chuyên sâu cho hai chương trình. Tại đây, sau khi nghe đại diện tổ soạn thảo trình trình bày những nét chính của mỗi chương trình, các chuyên gia đã đóng góp những ý kiến quan trọng, hữu ích để hoàn thiện chương trình.

Chương trình cử nhân Kinh doanh số hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng: thương mại, logistic, chuỗi cung ứng,  ngân hàng, tài chính, kiểm toán, kế toán, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech)… hoặc là các chuyên gia tư vấn độc lập.

Tại Hội thảo, chương trình cử nhân Kinh doanh số nhận được các góp ý từ PGS.TS. Vũ Huy Thông, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, Ông Trần Văn Hùng, Ông Trần Việt Huân, Ông Nguyễn Đức Huy, các chuyên gia, giảng viên và các cựu học viên của chương trình thạc sĩ Fintech.

Chương trình cử nhân Truyền thông số hướng tới đào tạo nhân lực trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế đa phương tiện, truyền thông kỹ thuật số và marketing số. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo người học có khả năng thiết kế, phát triển, sản xuất các ấn phẩm, nội dung truyền thông trên nền tảng số; có năng lực tham gia thực hiện và/hoặc quản lý các dự án, tác nghiệp trong lĩnh vực truyền thông số. Bên cạnh đó, người học cũng có kiến thức và kỹ năng đảm nhiệm các vị trí công việc liên quan tới marketing số cho các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.

Phiên góp ý chương trình cử nhân Truyền thông số nhận được các góp ý từ bà Đặng Thị Việt Hòa, đại diện Trường ĐH Hà Nội; ông Tăng Chí Minh, đại diện Công ty Golden Gate; bà Đặng Thị Châu Giang, Ngân hàng SHB; ông Lê Tiến Dũng, CEO công ty Omeez; bà Trương Quỳnh Liên, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Đình Thành; TS. Nguyễn Minh Nguyệt và các cựu học viên chương trình thạc sĩ INFOCOM.

Các ý kiến đều ủng hộ việc xây dựng và đào tạo hai chương trình này, đánh giá cao những điểm mới của nội khung chương trình đề xuất, đồng thời đưa ra những góp ý quan trọng. Các góp ý nhấn mạnh vào việc bổ sung một số kiến thức và kỹ năng nghề đặc thù cho từng chương trình đào tạo; tăng cường một số học phần dạng Project (dự án) để kết hợp giữa các giảng viên và chuyên gia từ doanh nghiệp cùng giảng dạy, hướng dẫn nhằm tăng tính thực tiễn cho người học; các giải pháp để tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã đề xuất mong muốn được phối hợp với Khoa triển khai các chương trình đào tạo này để mang lại nhiều kiến thức thực tiễn hơn cho người học, và được tuyển dụng các sinh viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

Kết thúc Hội thảo, ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa, khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh số và ngành Truyền thông số  đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai. Ông Phùng Danh Thắng cũng gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp đã có những góp ý hay, ý nghĩa, thiết thực giúp Khoa hoàn thiện hai chương trình đào tạo trên.

4

Toàn cảnh Hội thảo

Dưới đây là một số hình ảnh của hội thảo:

5

Phiên góp ý chương trình cử nhân Kinh doanh số

6

Phiên góp ý chương trình cử nhân Truyền thông số 

ima1

PGS.TS. Vũ Huy Thông, Trưởng Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tham dự trực tuyến tại phiên góp ý chương trình cử nhân Kinh doanh số

8

PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

9

Ông Trần Văn Hùng