FRANCONOMICS-2021: Những thách thức của chuyển đổi số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19
- Thứ năm - 25/11/2021 08:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Franconomics-2021
Tham dự sự kiện có đại diện của tác tổ chức quốc tế Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO); đại diện đại sứ quán tại Việt Nam của nhiều quốc gia (Pháp, Canada, Bỉ, Roumani, Vương quốc Ma-rốc, Mozambique, Al-gé-rie, Lào, Monaco, Palestine … ); đại diện các Bộ, Ngành của Việt Nam (Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Ngoại giao) và một số quốc gia châu Phi; các trường đại học trong và ngoài nước; các doanh nghiệp; và các nhà nghiên cứu từ hơn 20 quốc gia tham dự.
Ảnh chụp đại diện đại biểu và khách mời tham dự tại Hội trường
Ảnh chụp đại biểu và khách tham dự online
Diễn đàn khai mạc với các phát biểu chào mừng của các nhà ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện của đơn vị tổ chức, đồng tổ chức, gồm: Ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Ông Nicolas Warnely, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Cơ quan Pháp ngữ tại Hà Nội; GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Thành viên Hội đồng quản trị AUF; Ông Fabien Méheust, Phó Giám đốc AUF khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (kết nối từ Pháp).
Ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Trong bài phát biểu, ông Chékou Oussouman đề cập tới vai trò của chuyển đổi số trong việc cung cấp những dịch vụ thiết yếu trong giai đoạn khó khăn do Covid gây ra. Ông cũng chỉ ra sự bất bình đẳng đang tồn tại trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu ở tất cả các quốc gia bất kể trình độ phát triển, trong đó có các quốc gia châu Phi, và các đối tượng chịu thiệt thường là phụ nữ, trẻ em và những người yếu thế. Ông tin tưởng rằng những trao đổi, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và những người quan tâm tham gia hội thảo sẽ giúp tìm ra những giải pháp hữu ích để hạn chế sự bất bình đẳng này.
Ông Nicolas Warnely, Đại sứ Pháp tại Việt Nam
Đại sứ Pháp đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid bùng phát trên toàn thế giới, giúp duy trì cuộc sống người dân trong hoàn cảnh mới. Sự thành công của Việt Nam, Pháp và nhiều quốc gia khác trong ứng dụng chuyển đổi số để vượt qua đại dịch trong thời kỳ Covid đã minh chứng cho điều đó.
GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
Giám đốc ĐHQGHN đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn Franconomics thường niên do IFI phối hợp với các đối tác tổ chức và khẳng định Franconomics 2021 năm nay đã đề cập chủ đề rất quan trọng. Diễn đàn tạo cơ hội nhìn nhận lại những thách thức của chuyển đổi số để tiếp cận công bằng với các dịch vụ thiết yếu trong thời kỳ Covid-19 như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và công nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh và một số lĩnh vực thiết yếu khác.
Đại diện AUF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ông Fabien Méheust, Phó Giám đốc AUF cũng khẳng định rằng giáo dục đại học và nghiên cứu cũng là một trong những lĩnh vực thiết yếu đang chịu sự tác động mạnh mẽ của chuyển đổi số. Ông cũng nêu ra các khía cạnh tiêu cực của chuyển đổi số hiện đang tồn tại trong lĩnh vực giáo dục và một số lĩnh vực thiết yếu khác và mong muốn rằng chúng ta cần cùng nhau tìm ra các giải pháp để phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của chuyển đổi số cả trong và sau bối cảnh Covid để hướng tới một sự phát triển bền vững.
Ông Fabien Méheust, Phó Giám đốc AUF châu Á – Thái Bình Dương
Thay mặt các đơn vị tổ chức và đồng tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI, đồng tình với những mặt tồn tại của chuyển đổi số đang đặt ra cho tất cả các quốc gia trong và sau thời kỳ Covid, và nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề này thì “đòi hỏi không chỉ nỗ lực riêng lẻ của mỗi quốc gia, chinh phủ, mà còn cần một mô hình hợp tác mới của tất cả các chủ thể tham gia vào đời sống kinh tế xã hội, nhằm xây dựng một nền kinh tế thông minh, một xã hội thông minh vì một tương lai tươi sáng chung của mọi quốc gia”.
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI
Diễn đàn gồm 1 phiên toàn thể và 3 phiên chuyên đề thảo luận chuyên sâu về các chủ đề khác nhau về chuyển đổi số nói chung và trong bối cảnh Covid nói riêng.
Phiên toàn thể bao gồm các tham luận về: những thách thức của giáo dục đại học trong bối cảnh Covid (diễn giả - Ông Jean Marc-Lavest, Hiệu trưởng chính trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội); chính sách quốc gia về chuyển đổi số đảm bảo người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong đại dịch (diễn giả - Ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông); dịch vụ tài chính số trong và sau đại dịch (diễn giả - Bà Jessy C.Petit-Frère, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Haiti); thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tới nền kinh tế toàn cầu và vait rò của hợp tác giữa các quốc gia (diễn giả Bà Flora Demaegdt, Đại diện của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc tại Bruxelle, Đại diện của UNIDO về phía Liên minh châu Âu).
Ông Jean Marc-Lavest, Hiệu trưởng chính trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông
Bà Jessy C.Petit-Frère, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Haiti
Bà Flora Demaegdt, Đại diện của UNIDO về phía Liên minh châu Âu
Sau phiên toàn thể là ba phiên chuyên đề diễn ra song song với các không gian thảo luận chuyên sâu:
Chuyên đề 1 với chủ đề “Chuyển đổi số và tiếp cận công bằng công nghệ số” với các tham luận của Ông Mohammed H’Midouche (Nguyên Giám đốc ngân hàng quốc tế, Giám đốc điều hành Tập đoàn Inter Africa Capital Group; Phó chủ tịch và Cố vấn Châu Phi, Hiệp hội các nhà xuất khẩu Maroc – ASMEX, Maroc) và Ông Nguyễn Tuấn Huy (Trưởng ban Công nghệ thông tin, Tổng công ty Viên thông Mobifone). Phần thảo luận diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia và người tham dự trong và ngoài nước dưới sự điều phối của TS. Hồ Tường Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo, IFI.
Một số hình ảnh của Không gian 1:
Chuyên đề 2 với chủ đề “Chuyển đổi số và thách thức trong tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục” với tham luận của Ông Nguyễn Việt Hùng, Đồng lãnh đạo Chương trình sức khỏe con người và động vật, Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế ILRI (Kenya) và Ông Kaloyan Kolev, Chuyên gia dự án, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Pháp). Phần thảo luận diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia và người tham dự trong và ngoài nước dưới sự điều phối của Ông Trịnh Văn Minh, Giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một số hình ảnh của Không gian 2:
Chuyên đề 3 với chủ đề “Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 tại các nước đang phát triển” với các tham luận của Ông Đồng Thế Quang,Trưởng phòng Thương mại và Đầu tư, Bộ phận Kinh tế và kỹ thuật số, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ; Ông Chrysostome NKOUMBI-SAMBA (Congo), sáng lập Doanh nghiệp Afrik@cybersecurité, Chuyên gia về An ninh mạng; Ông Aminou Akadiri, Giám đốc điều hành liên đoàn các văn phòng thương mại và công nghiệp Tây Phi, Giám Đốc Khu vực tư nhân-ủy ban CEDEAO và Ông Pierre Bonnet, Giám đốc Sản phẩm và Phần mềm, TIBCO Việt Nam (Pháp). Phần thảo luận diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước dưới sự điều phối của Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Hiệp hội mã nguồn mở VFOSSA.
Một số hình ảnh của Không gian 3:
Diễn đàn Franconomics 2021 sẽ tiếp tục với Hội thảo về “Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và hiện thực” diễn ra vào 14h00 ngày 25/11/2021.
Các bài báo liên quan:
- Tiếng Việt:
- Giáo dục và thời đại
- Diễn đàn doanh nghiệp
- Tiêu dùng sạch
- Tài nguyên và Môi trường
- Cổng thông tin Asean