Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://ifi.edu.vn


IFI tổ chức Hội nghị "Kết nối, hỗ trợ đầu tư: Startup – Vườn ươm – Nhà đầu tư"

Ngày 07/12/2021, tại Hà Nội, Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN (IFI) đã tổ chức thành công “Hội nghị Kết nối, hỗ trợ đầu tư: Startup – Vườn ươm – Nhà đầu tư”. Hội nghị thuộc Đề án Hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Nhiệm vụ “Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cá nhân quản lý, vận hành doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức đầu tư vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, TS. Nguyễn Thế Vĩnh chủ nhiệm, IFI chủ trì. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, kết nối nhiều điểm cầu trên cả nước.
Ảnh lưu niệm các đội thi tham dự trực tiếp tại Hội trường
Ảnh lưu niệm các đội thi tham dự trực tiếp tại Hội trường

Hội nghị nhằm thúc đẩy triển khai các chương trình nâng cao năng lực, bồi dưỡng, trang bị cho các học viên kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình học tập và làm việc với vốn. Bên cạnh đó, Hội nghị hướng tới tăng cường kết nối giữa các nhà startup, vườn ươm và những nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Từ đó, giúp các dự án có tiềm năng gọi được vốn đầu tư, giúp các đội nhóm startup thực hành gọi vốn.

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến

Tham dự Hội nghị, về phía đại biểu, khách mời có: Bà Vũ Thu Trang - Đại diện Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Bà Phạm Thị Phương Oanh - Đại diện Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia; Ông Nguyễn Hữu Long - Đại diện Văn phòng Đề án 844, Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó trưởng Khoa Công nghệ thông tin, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật máy tính - Đại diện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,...

Về phía đơn vị chủ trì nhiệm vụ, có: Ông Ngô Tự Lập - Viện trưởng IFI; Ông Phùng Danh Thắng - Phó Viện trưởng IFI; Ông Nguyễn Thế Vĩnh - Chủ nhiệm nhiệm vụ.

Về phía Ban giám khảo, có: Ông Pierre Bonnet - Tổng giám đốc Công ty HLFL Consulting, Tổng Giám đốc kỹ thuật tập đoàn TIBCO; TS. Đào Minh Quang - Nhà sáng lập và Chủ tịch Quỹ Đào Minh Quang; Ông Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, Chủ tịch Hội hóa chất nông nghiệp TP. Hà Nội - CEO Agricare Việt Nam; Ông Hồ Tường Vinh - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo IFI; Ông Phan Quốc Nguyên -chuyên gia Sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp, ĐHQGHN; Ông Nguyễn Thế Vĩnh - Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu Truyền thông, Văn hóa và Khởi nghiệp, Chủ nhiệm nhiệm vụ; Ông Đào Tùng - Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác phát triển.

Ban Giám khảo và đơn vị chủ trì nhiệm vụ tham dự trực tiếp tại Hội trường
Ban Giám khảo và đơn vị chủ trì nhiệm vụ tham dự trực tiếp tại Hội trường
Thành viên Ban Giám khảo tham dự trực tuyến
Thành viên Ban Giám khảo tham dự trực tuyến

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI đã gửi lời cảm ơn đến với các đối tác, các nhà tài trợ đã luôn phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng IFI để cuộc thi được tổ chức thành công. Ông Ngô Tự Lập bày tỏ: "Với 11 đội thi có mặt trong vòng chung kết ngày hôm nay đã trải qua tuyển chọn gắt gao với những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện cuộc sống và góp phần bảo vệ môi trường, giúp đỡ đời sống người nông dân. Nhiều dự án đã hướng tới việc dùng công nghệ để giải quyết các bài toán của cộng đồng và giải quyết các thách thức xã hội. Các đội thi cũng đã rất nỗ lực và cố gắng trong suốt thời gian tập huấn vừa qua. Tôi rất hi vọng các chuyên gia đã giúp cho các đội thi hoàn thiện mô hình kinh doanh cũng như có những bản hồ sơ gọi vốn và kỹ năng thành thạo trong việc trình diễn trước Ban Giám khảo ngày hôm nay để đạt được những kết quả tốt nhất".

Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI phát biểu khai mạc Hội nghị
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI phát biểu khai mạc Hội nghị

Kể từ khi phát động, Hội nghị đã thu hút hơn 50 hồ sơ tham gia đến các trường Đại học, Cao đẳng, Câu lạc bộ khởi nghiệp, Trung tâm khởi nghiệp, Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước…, và có 12 dự án được lọt vào vòng trong. Sau các vòng tuyển chọn, Ban Giám khảo đã chọn ra 11 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Ban Tổ chức Cuộc thi đã xây dựng kế hoạch huấn luyện cho các đội tham gia Chung kết (từ ngày 16-30/11/2021) với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng nhằm hỗ trợ các đội thi hoàn thiện ý tưởng/dự án ở các góc độ: Nghiên cứu và định hướng thị trường; Phát triển sản phẩm; Kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh; Hoàn thiện mô hình kinh doanh; Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với khởi nghiệp - sáng tạo; Kỹ năng “pitching” dự án tìm kiếm nhà đầu tư. . Đến với đêm chung kết, 11 đội thi đã có những phần trình bày đầy ấn tượng và nhận được sự quan tâm lớn đến từ phía hội đồng các nhà đầu tư và ban giám khảo.

Kết quả chung cuộc, đội thi đến từ Trường Đại học Hạ Long với dự án Sử dụng nước ao nuôi tôm để sản xuất và nâng cao giá trị tảo xoắn (spirulina platensis) đồng thời góp phần bảo vệ môi trường vịnh biển đã giành giải Nhất.

Giải Nhì thuộc về đội thi đến từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên với dự án Thiết kế đồ chơi thông minh theo phong cách DIY cho trẻ em; và đội thi của Trường Đại học Hạ Long với dự án Kinh doanh quán ăn di động Quang Ninh’s Food truck tại thành phố Hạ Long giành giải Ba.

Giải Khuyến khích thuộc về các dự án: Sản xuất và kinh doanh đồng phục học sinh cho các trường tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên); Sản xuất, kinh doanh khung đèn trang trí, chiếu sáng từ phế phẩm cây ngô (Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên); Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường (Nhóm sinh viên Trường Đại học Hạ Long); Sử dụng vỏ mì tôm làm các sản phẩm gia dụng, đồ trang trí (Nhóm sinh viên Trường Đại học Hạ Long); Mô hình giáo dục steam khoa học kỹ thuật, ứng dụng steam vào trong giáo dục kỹ năng thực tế cho sinh viên, học sinh (Nhóm sinh viên Trường Đại học Điện Lực); Hệ thống phun sương (Nhóm sinh viên Trường Đại học Điện Lực);  Ý tưởng kết hợp võ thuật và y học trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Trường Đại học Hải Dương); Sản xuất và kinh doanh túi giấy, hộp quà, thùng carton từ phế phẩm cây chuối (Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên).

Một số hình ảnh tại Hội nghị Kết nối đầu tư:

5

Dự án Sử dụng nước ao nuôi tôm để sản xuất và nâng cao giá trị tảo xoắn (spirulina platensis) đồng thời góp phần bảo vệ môi trường vịnh biển  của nhóm sinh viên Trường Đại học Hạ Long

6

Dự án Thiết kế đồ chơi thông minh theo phong cách DIY cho trẻ em của nhóm sinh viên từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

7

Dự án Kinh doanh quán ăn di động Quang Ninh’s Food truck tại thành phố Hạ Long của nhóm sinh viên Trường Đại học Hạ Long

8

Dự án Sản xuất và kinh doanh đồng phục học sinh cho các trường tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên của Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

9

Dự án Hệ thống phun mưa nhân tạo – Artificial Rain System của nhóm sinh viên Trường Đại học Điện Lực

10

Dự án Sản xuất và kinh doanh túi giấy, hộp quà, thùng carton từ phế phẩm cây chuối của nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

11

Dự án Sản xuất, kinh doanh khung đèn trang trí, chiếu sáng từ phế phẩm cây ngô của nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

12

Mô hình giáo dục steam khoa học kỹ thuật, ứng dụng steam vào trong giáo dục kỹ năng thực tế cho sinh viên, học sinh của nhóm sinh viên Trường Đại học Điện Lực

13

Ý tưởng kết hợp võ thuật và y học trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng đến từ Trường Đại học Hải Dương

14

Phần thuyết trình dự án của các đội thi

15

Toàn cảnh Hội nghị

16

Ảnh lưu niệm các đội thi đến từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên