Chương trình Chương trình Đào tạo ứng dụng Gen AI cơ bản cho giảng viên của IFI
- Thứ tư - 20/11/2024 08:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Thời gian và thời lượng:
- Thời lượng: 02 buổi, mỗi buổi 3,5 giờ.
- Thời giang khai giảng: ngày 29/11/2024
2. Địa điểm đào tạo: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
3. Hình thức đào tạo: Học trực tiếp kết hợp với Online.
4. Mục tiêu đào tạo:
Tối ưu hóa thời gian và công sức trong các hoạt động quản lý, giảng dạy và truyền thông.
Cải thiện chất lượng nội dung giảng dạy và nghiên cứu nhờ ứng dụng các công cụ AI tiên tiến.
Nâng cao kỹ năng làm việc với công nghệ mới giúp giảng viên và quản lý dễ dàng thích ứng với sự phát triển công nghệ hiện đại.
Đảm bảo bảo mật và đạo đức khi sử dụng AI trong môi trường giáo dục.
Chương trình này được thiết kế nhằm trang bị cho đội ngũ quản lý và giảng viên các kỹ năng thực tiễn để tích hợp AI vào hoạt động giảng dạy và quản lý, nâng cao hiệu quả làm việc và đáp ứng yêu cầu của thời đại số hóa.
5. Đối tượng:
Cán bộ quản lý và Giảng viên của Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Giảng viên:
TT |
Họ và tên giảng viên |
Quốc tịch |
Ghi chú |
1 |
Nguyễn Tiệp |
Việt Nam |
|
2 |
Nguyễn Duy Tài |
Bỉ |
|
7. Nội dung đào tạo:
7.1. Phần 1: Lý thuyết chung
7.1.1. Tổng quan Gen AI trong giáo dục đại học
Xu hướng ứng dụng AI trong quản lý và giảng dạy: Cập nhật các xu hướng mới nhất trong ứng dụng AI để tối ưu hóa công việc quản lý và tăng cường trải nghiệm giảng dạy cho sinh viên.
Các công cụ Gen AI phù hợp cho từng đối tượng: Giới thiệu các công cụ Gen AI chuyên biệt cho từng lĩnh vực trong giáo dục.
Chiến lược tích hợp AI vào quy trình làm việc: Hướng dẫn phương pháp tích hợp các công cụ Gen AI vào hoạt động thường ngày.
7.1.2. Nguyên tắc Prompting cơ bản
Cấu trúc prompt hiệu quả: Cách xây dựng prompt tối ưu để đạt được kết quả mong muốn.
Tối ưu hóa kết quả: Kỹ thuật cải tiến prompt để nâng cao độ chính xác và chất lượng thông tin.
Các lưu ý về bảo mật và đạo đức AI: Đảm bảo bảo mật dữ liệu và các chuẩn mực đạo đức trong sử dụng AI.
7.2. Thực hành theo nhóm
7.2.1. Track 1: Quản lý và hành chính
Tạo văn bản hành chính: Ứng dụng AI để tạo nhanh các mẫu văn bản hành chính tiêu chuẩn.
Soạn thảo kế hoạch, báo cáo: Xây dựng kế hoạch làm việc và báo cáo tự động với sự hỗ trợ của Gen AI.
Phân tích dữ liệu với AI: Sử dụng AI để phân tích và trực quan hóa dữ liệu quản lý.
Tối ưu quy trình làm việc: Cách tối ưu hóa quy trình công việc và tự động hóa tác vụ.
Hướng dẫn thực hành tạo mẫu văn bản và kế hoạch công việc.
7.2.2. Track 2: Giảng dạy và nghiên cứu
Phát triển nội dung giảng dạy: Sử dụng AI để tạo bài giảng và tài liệu học tập.
Thiết kế hoạt động lớp học: Ứng dụng AI trong việc thiết kế hoạt động tương tác cho lớp học.
Tạo tài liệu học tập tương tác: Tận dụng Gen AI để tạo ra tài liệu học tập đa phương tiện.
Hỗ trợ nghiên cứu khoa học: Cách AI hỗ trợ quá trình nghiên cứu và phân tích tài liệu.
Workshop: Thực hành phát triển bài giảng tích hợp AI.
7.2.3. Track 3: Truyền thông và thiết kế
Tạo nội dung truyền thông: Sáng tạo nội dung truyền thông với các công cụ AI.
Thiết kế hình ảnh với Leonardo: Ứng dụng AI để thiết kế hình ảnh độc đáo cho truyền thông.
Sản xuất video ngắn: Tạo các video ngắn hỗ trợ giảng dạy và truyền thông.
Xây dựng thương hiệu: Cách thức sử dụng AI để phát triển và duy trì thương hiệu.
Thực hành tạo bộ sản phẩm truyền thông.
7.3. Dự án tích hợp
Nhóm 3-4 người (gồm các đối tượng): Mỗi nhóm sẽ được yêu cầu xây dựng một sản phẩm tích hợp (VD: chiến dịch truyền thông kết hợp tài liệu giảng dạy) để thể hiện cách tích hợp kiến thức học được vào thực tiễn.
Mục tiêu: Khuyến khích làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và sự linh hoạt trong ứng dụng AI.
Công cụ sử dụng: Chat GPT; Claude; Notion AI; Perplexity; Google AI; Studio; Runway; Leonardo; Canva.
8. Phương thức học tập: Lý thuyết kết hợp với làm việc nhóm và thực hành
9. Học phí: Miễn phí.
10. Số lượng học viên dự kiến: 30 học viên/lớp.