Diễn đàn quốc tế FRANCONOMICS IV - 2022 “Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ”
- Thứ hai - 17/10/2022 16:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, các biến động chính trị tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng năng lượng, sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính,…kinh tế tuần hoàn là một mô hình phát triển giúp chuyển đổi kinh tế xã hội sang trạng thái sản xuất tiêu dùng bền vững. Không giống với nền kinh tế truyền thống, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống ngay từ bước thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình hoạt động và mô hình kinh doanh đã hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng hóa chất và chất thải độc hại. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Quan điểm kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.
Franconomics-2022 hướng đến làm rõ khái niệm nền kinh tế tuần hoàn, các công nghệ cơ bản và các yếu tố thành công cốt lõi để triển khai nền kinh tế tuần hoàn; đồng thời phân tích các cơ hội hợp tác quốc tế để phát triển nền kinh tế tuần hoàn đề xuất các hình thức lan tỏa các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với các nền kinh tế đa dạng trong khối Pháp ngữ.
Những sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Franconomics-2022 gồm:
i) Diễn đàn quốc tế "Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ"
-
Thời gian: 14h00 – 20h00 | Thứ Năm, ngày 20/10/2022
-
Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
-
Hình thức: kết hợp trực tiếp và trực tuyến
-
Ngôn ngữ: Pháp, Anh, Việt
Chương trình dự kiến:
Thời gian |
Nội dung |
13h30-13h50 |
Đón tiếp đại biểu – khách mời |
13h50–14h20 |
Khai mạc Franconomics 2022 – Phát biểu chào mừng |
14h20–15h20 |
Phiên toàn thể |
15h20-15h30 |
Nghỉ giải lao |
13h30-17h30 |
Không gian thảo luận chuyên đề
|
17h30-18h00 |
Kết luận |
18h00-20h00 |
Tiệc chiêu đãi |
ii) Tham quan thực địa Mô hình Nhà máy xử lý rác thải thành điện năng DoGreen – Hưng Yên
-
Thời gian: 09h00 – 12h00 | Thứ Sáu, ngày 21/10/2022
-
Địa điểm: Hưng Yên
Thời gian |
Nội dung |
09h00-11h00 |
Tham quan thực địa Nhà máy xử lý rác thải thành điện năng DoGreen – Hưng Yên |
11h00–12h00 |
Ăn trưa |
iii) Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển”
-
Thời gian: 14h00 – 17h30 | Thứ Sáu, ngày 21/10/2022
-
Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
-
Hình thức: kết hợp trực tiếp và trực tuyến
-
Ngôn ngữ: Pháp, Anh, Việt
Thời gian |
Nội dung |
14h00-14h30 |
Đón tiếp khách mời, đại biểu – Khai mạc |
14h30–15h50 |
Phiên 1: Biến đổi khí hậu |
15h50–16h05 |
Nghỉ giải lao |
16h05–17h25 |
Phiên 2: An ninh lương thực |
17h25-17h30 |
Kết luận – Bế mạc |
Đăng ký tham gia: tại đây.
Khách mời
Khách mời quốc tế
![]() Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) |
![]() Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ – khu vực Châu Á Thái Bình Dương (AUF) |
![]() Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội |
![]() Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Nigeria – Việt Nam (NVCCI) |
![]() Giám đốc Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD)
|
![]() Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn Quốc gia Pháp (INEC)
|
![]() Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội
|
![]() Đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) tại Việt Nam và Phi-líp-pin |
![]() Chuyên gia về mất an ninh lương thực, Chương trình lương thực thế giới của UNESCO |
![]() Chuyên gia về chính sách tại Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Cam-pu-chia
|
![]() Trưởng bộ phận Cố vấn kỹ thuật tại Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Cam-pu-chia
|
![]() Chuyên gia tại Nền tảng toàn cầu về hệ thống lương thực cho người bản địa, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
|
![]() Phụ trách chương trình Vụ Pháp ngữ Kinh tế và Số, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF)
|
![]() Chuyên gia về Chương trình Kinh tế xanh tại Viện Phát triển bền vững Pháp ngữ (IFDD)
|
![]() Thành viên Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEN) tại Bờ Biển Ngà, Thành viên Ủy ban Kỹ thuật ISO 323/Kinh tế tuần hoàn |
![]() Cố vấn tại Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEN)
|
![]() Trưởng Khoa Môi trường, Đại học Senghor (Ai Cập)
|
![]() Thành viên Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) trong Trung tâm liên ngành Montpellier về Hệ thống nông nghiệp bền vững (MoISA)
|
![]() Thành viên Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) trong UMR PALOC, "Di sản địa phương, Môi trường và Toàn cầu hóa" (IRD-Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia)
|
![]() Chuyên gia Kỹ thuật cấp cao tại Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) |
![]() Đại diện Hiệp hội Quốc gia về Tiêu chuẩn hóa AFNOR (Pháp)
|
![]() Thành viên Nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Nước và Môi trường (Pháp)
|
![]() Thành viên Nghiên cứu tại Đại học Mines de Saint-Étienne (Pháp)
|
![]() Thành viên Nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Na-Uy (NTNU)
|
![]() Giảng viên Địa lý kinh tế tại Trường Quản trị Normandie (Pháp)
|
![]() Chủ tịch Công ty Linagora (Pháp)
|
|
Khách mời trong nước
![]() Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư |
![]() Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y Tế Việt Nam
|
![]() Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VIE)
|
![]() Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) |
![]() Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
|
![]() Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IMAES), Chủ tịch Liên hiệp hợp tác Việt Nam - Châu Phi (VAECA) |
![]() Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) |
![]() Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn và Phát triển bền vững Mekong (MEKONG CESDI)
|
![]() Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) |
Franconomics là diễn đàn quốc tế thường niên do IFI khởi xướng, được ĐHQGHN bảo trợ và tổ chức với sự tham gia của các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ (gồm 88 nước thành viên và quan sát viên) và nhiều đối tác trong và ngoài nước khác. Đây là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn với các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa các Trường Đại học, Doanh nghiệp, Địa phương; giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ. |
-----------------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Tư vấn, Xúc tiến và Chuyển giao khoa học công nghệ
Phòng 109, nhà E5, Viện Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: 0935 641 999 (Ms.Ngọc NGUYỄN)
Email: ngocnhn@vnu.edu.vn/ brain.ifi@vnu.edu.vn