Khai mạc Diễn đàn quốc tế Franconomics - 2020
- Chủ nhật - 25/10/2020 16:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tham dự diễn đàn Franconomics 2020 trực tiếp tại Hội trường, về phía Việt Nam có ông Đinh Toàn Thắng - Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, Đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ; ông Nguyễn Trung Kiên - Vụ trưởng Vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ Ngoại giao; ông Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN; ông Ngô Tự Lập – Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ; ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục doanh nghiệp và phát triển thị trường – Bộ Khoa học Công nghệ; ông Lê Phước Minh – Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Đông - châu Phi; bà Ngô Minh Thủy – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục cùng nhiều quan khách khác.
Về phía khách quốc tế, có ông Chékou Oussouman – Trưởng đại diện Văn phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; ông Anar Imanov – Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam; ông Jamale Chouaibi, Đại sứ Vương quốc Ma-rốc tại Việt Nam; ông Marc Rifflet – Phó Đại sứ Bỉ tại Việt Nam; ông Jared Brading – Tham tán về Hợp tác và Phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam; ông Jean-Marc Lavest – Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khu vực châu Á – Thái Bình Dương; ông Étienne Rolland-Piègue – Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; bà Sylvianne Maudonnet – Bí thư thứ 2, Đại sứ quán Thụy Sĩ; ông Hsu Hui Huang – Trưởng phòng Khoa học-Công nghệ Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc; ông Eric Molay – Tùy viên hợp tác Khoa học và Đại học, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; bà Irmina Perojo – Tham tán Kinh tế và thương mại, Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam…
Ngoài ra còn có nhiều đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các trường đại học trong và ngoài nước; các chuyên gia, học giả và các cơ quan báo chí tham dự diễn đàn.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ II – 2020
Từ trái sang, ông Đinh Toàn Thắng, ông Nguyễn Trung Kiên, ông Ngô Tự Lập, ông Jean-Marc Lavest
Khách mời quốc tế tham gia hội thảo trực tuyến gồm ông Henri Monceau – Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Kĩ thuật số của Tổ chức Pháp ngữ; ông François Ekoko - Điều phối viên khu vực châu Phi - Văn phòng Hợp tác Nam-Nam thuộc Liên hợp quốc; ông Youssouf Kone – Điều phối viên khu vực Trung Phi – Ngân hàng phát triển châu Phi; ông Aminou Akadiri – Giám đốc điều hành liên đoàn các văn phòng thương mại và công nghiệp Tây Phi, Giám đốc Khu vực tư nhân - ủy ban CEDEAO; ông Mohammed H’Midouche - Nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi, Giám đốc điều hành Công ty Inter Africa Capital (kết nối từ Maroc); ông Albert G. Zeufack - Kinh tế trưởng Khu vực châu Phi - Ngân hàng Thế giới (kết nối từ Washington – Mỹ); ông Pierre Bonnet – Giám đốc Công ty HLFL Consulting (kết nối từ Pháp); bà Aissatou Le Blond – Giám đốc điều hành Công ty M&A Capital (kết nối từ Pháp); ông Ahmadou Aly Mbaye – Hiệu trưởng Đại học Cheikh Anta Diop-Dakar (kết nối từ Sénégal); ông Shine Toshihiko – Viện Nghiên cứu Văn hóa và Ngôn ngữ Châu Á-Châu Phi, Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo Nhật…
Phát biểu tại buổi khai mạc, Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ cho biết “những thay đổi sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như đại dịch Covid-19 đã mở ra những cơ hội phát triển to lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thông minh, một xã hội thông minh vì một tương lai tươi sáng chung của mọi dân tộc, và cũng là để phát huy giá trị của tri thức, của sự đa dạng văn hóa và sự hợp tác giữa các đại học, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ, mà OIF, Bộ ngoại giao Việt Nam và IFI quyết định đồng tổ chức Franconomics-2020.”
Ông Ngô Tự Lập – Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ tuyên bố khai mạc Diễn đàn Franconomics lần thứ II – 2020
Tại Diễn đàn, ông Đinh Toàn Thắng - Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao, Đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh OIF cho rằng, “dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần có khả năng thích ứng một cách linh hoạt để đảm bảo triển khai hiệu quả Chiến lược kinh tế Pháp ngữ, trong đó phát triển kinh tế số đang trở thành xu thế và hướng đi đầy triển vọng. Tiềm năng hợp tác về ứng dụng công nghệ thông minh vào lĩnh vực kinh tế nói chung, khởi nghiệp nói riêng rất đa dạng trong chính không gian Pháp ngữ của chúng ta.”
Ông Đinh Toàn Thắng - Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao, Đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh OIF phát biểu tại Diễn đàn
Trong thông điệp trực tuyến gửi tới Diễn đàn, bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký OIF đánh giá cao ban tổ chức đã tổ chức diễn đàn Franconomics - 2020 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu Covid-19. Năm 2020 đánh dấu 50 năm ra đời và phát triển của OIF, dấu mốc có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sức sống và vai trò ngày càng lớn mạnh của OIF trong việc đưa tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ gắn kết 88 quốc gia thành viên và quan sát viên cùng hành động thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, hòa bình, dân chủ, kinh tế, phát triển bền vững và thanh niên… Bà Louise Mushikiwabo khẳng định, Franconomics - 2020 là sự kiện quan trọng của cộng đồng Pháp ngữ nói chung và hy vọng Diễn đàn với các sự kiện liên quan sẽ thực sự bổ ích và thành công.
Ông Henri Monceau – Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Kĩ thuật số của Tổ chức Pháp ngữ đọc thông điệp của bà Louise Mushikiwabo - Tổng thư ký của Tổ chức Pháp ngữ
Sau phần phát biểu chào mừng, phiên tổng thể của diễn đàn đã diễn ra với các tham luận của các tác giả đến từ: Ngân hàng Thế giới, Maroc, Văn phòng hợp tác Nam-Nam của Liên hợp quốc và Việt Nam cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Điều phối viên khu vực Châu Phi - Văn phòng Hợp tác Nam-Nam của Liên hợp quốc François Ekoko phát biếu trực tuyến
Ông Albert G. Zeufack - Kinh tế trưởng Khu vực Châu Phi - Ngân hàng Thế giới kết nối từ Washington – Mỹ
Ông Jean-Marc Lavest – Giám đốc AUF khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu tại Diễn đàn
Ông Mohammed H’Midouche - Nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Giám đốc điều hành Công ty Inter Africa Capital, kết nối trực tuyến từ Maroc
Sau phiên toàn thể, khách tham dự đã tham gia vào 5 không gian thảo luận chuyên đề liên quan tới 21 thách thức của khởi nghiệp thông minh trong thời đại 4.0 gồm: Hợp tác Nam-Nam và Bắc-Nam trong thời đại 4.0; Khởi nghiệp thông minh trong thời đại 4.0; Các vấn đề đặt ra với khởi nghiệp thông minh; Khởi nghiệp thông minh trong các lĩnh vực chủ chốt; và Hợp tác Francophonie và các nền/khối kinh tế lớn tại châu Á.
Dưới đây là một số hình ảnh về 5 không gian thảo luận chuyên đề với sự tham gia của các học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến:
Không gian 1 “Hợp tác Nam-Nam và Bắc-Nam trong thời đại 4.0” do ông Mohammed H’Midouch – Giám đốc điều hành Tập đoàn Inter Africa Capital (Maroc) và ông Hồ Tường Vinh – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Đào tạo của IFI đồng chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đền từ Liban, Cộng hòa Trung Phi, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Không gian 1 “Hợp tác Nam-Nam và Bắc-Nam trong thời đại 4.0”
Không gian 2 “Khởi nghiệp thông minh trong thời đại 4.0” do ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Câu lạc bộ Mã nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) với sự tham gia của các diễn giả đến từ Pháp, Sénégal, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Không gian 2: Ông Pierre Bonnet, Giám đốc Công ty HLFL Consulting, tham luận trực tuyến từ CH Pháp
Không gian 2: “Khởi nghiệp thông minh trong thời đại 4.0”
Không gian 2: Bà Céline Charpiot – Giám đốc Linagora Việt Nam tham luận tại hội trường
Không gian 3 “Các vấn đề đặt ra với khởi nghiệp thông minh” diễn ra dưới sự chủ tọa của ông Đào Đình Khả - Nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Pháp, Haiti, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Không gian 3 “Các vấn đề đặt ra với khởi nghiệp thông minh”
Không gian 3 “Các vấn đề đặt ra với khởi nghiệp thông minh"
Không gian 4 “Khởi nghiệp thông minh trong các lĩnh vực chủ chốt” do ông Đào Tùng, giảng viên IFI, Chuyên gia Marketing, với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đền từ Trung Phi, Senegal, Nga và Việt Nam…
Ông Phan Trung Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Cao su – Đại học Bách khoa Hà Nội với tham luận “Khởi nghiệp với Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm BK-IC 4.0”.
Không gian 4 “Khởi nghiệp thông minh trong các lĩnh vực chủ chốt”
Không gian 5 “Hợp tác Francophonie và các nền/khối kinh tế lớn tại châu Á” do Ông Trịnh Văn Minh – Giảng viên cao cấp Đại học Giáo dục – ĐHQGHN và Ông Jacques Morisset – Kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đồng chủ tọa. Diễn đàn đã thu hút các diễn giả và người tham dự từ nhiều quốc gia trên thế giới gồm: Bénin, Pháp, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Không gian 5 “Hợp tác Francophonie và các nền/khối kinh tế lớn tại châu Á”
Không gian 5 “Hợp tác Francophonie và các nền/khối kinh tế lớn tại châu Á”
Một số hình ảnh khác tại diễn đàn Franconomics:
Diễn đàn Franconomics – 2020 diễn ra tại hội trường Sunwah, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại diện các Bộ, ngành; các vị đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các trường đại học trong và ngoài nước, các vị chuyên gia, học giả tham gia Diễn đàn quốc tế Franconomics – 2020
Viện trưởng IFI Ngô Tự Lập chụp ảnh lưu niệm cùng các khách mời tại Franconomics – 2020
Thông tin về Diễn đàn thường niên Franconomics của IFI
Diễn đàn Franconomics là sự kiện thường niên do IFI khởi xướng từ năm 2019 và Franconomics-2020 là năm thứ 2 diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam. Mục tiêu của diễn đàn là kết nối các Trường đại học – Doanh nghiệp – Địa phương về các vấn đề lớn quốc tế quan tâm trong lĩnh vực công nghệ, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững. Năm 2020, đối mặt với các khó khăn do Covid-19 gây ra, IFI đã đưa ra mô hình tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến và đã thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và trên thế giới tham dự sự kiện.
Franconomics-2020 được tổ chức tại Hà Nội và Hưng Yên theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện gồm bốn sự kiện lớn diễn ra trong hai ngày 22 & 23/10 gồm: Diễn đàn “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh” (tại Hà Nội chiều ngày 22/10), Hội thảo quốc tế "Du lịch thông minh: hướng đến sự phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường" (tại Hà Nội chiều ngày 23/10), Hội nghị Giới thiệu sản phẩm số hóa một số hiện vật Bảo tàng Hưng Yên và Tham quan ảo di tích lịch sử cây đa La Tiến (tại Hưng Yên sáng ngày 23/10) và Liên hoan hát quốc ca dành cho sinh viên quốc tế các trường đại học tại Hà Nội lần thứ II (tối ngày 22/10 tại Hà Nội).