Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://ifi.edu.vn


Thông cáo báo chí: Diễn đàn quốc tế Franconomics - 2024 “Năng lượng tái tạo: Kịch bản cho tương lai xanh”

Ngày 16-17/10/2024, tại Hà Nội, Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-IFI) phối hợp cùng Trung tâm Trí tuệ Môi trường (CEI), trường Đại học VinUni và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) đồng tổ chức Diễn đàn quốc tế Franconomics - 2024 với chủ đề “Năng lượng tái tạo: kịch bản cho tương lai xanh". Sự kiện có sự đồng hành của Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF), Đại học Jean Moulin Lyon 3; Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD) và Schoolab Việt Nam.

 

Chuyển đổi năng lượng là bước đi quan trọng hướng tới thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo, không carbon, để hạn chế biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28), hơn 80 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương về khí hậu, đã đề xuất "giảm dần/loại bỏ" sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận chống biến đổi khí hậu.

Đến nay, có khoảng 140 quốc gia, tương đương gần 90% tổng lượng phát thải trên toàn cầu, gồm các nước phát thải lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn vào năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070.

“Net Zero” vào năm 2050 - cam kết này của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc lịch sử, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững. Việc tham gia tiến trình “Net Zero” được nhận định sẽ ẩn chứa nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội. Chiến lược “Chống biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” của Việt Nam cũng chủ yếu thông qua việc chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải, trong đó ưu tiên thực hiện lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chiến lược này dựa trên việc chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải, trong đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Những nỗ lực này không chỉ hướng đến việc giảm lượng khí thải và ô nhiễm môi trường; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than đá, khí đốt, mà còn đảm bảo ổn định an ninh năng lượng quốc gia, khu vực; ổn định giá năng lượng; tạo ra cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực liên quan...

Các vấn đề về phát triển năng lượng xanh, sạch, năng lượng tái tạo và ứng dụng công nghệ vào ngành năng lượng phục vụ các mục tiêu xã hội và thân thiện môi trường đang được nhiều quốc gia, doanh nghiệp hàng đầu thế giới quan tâm nhằm kiến tạo nên tương lai mới cho ngành năng lượng. 

Trải qua 05 năm tổ chức thành công và đón tiếp hơn 3000 chuyên gia, khách mời, đại biểu tham dự, Franconomics - 2024 “Năng lượng tái tạo: Kịch bản cho tương lai xanh” dự kiến quy tụ hơn 450 chuyên gia đầu ngành, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế đến từ hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng chia sẻ và thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, và năng lượng tái tạo. Franconomics - 2024 hứa hẹn mở ra một không gian thảo luận chuyên sâu về các giải pháp hướng đến phát triển xanh, phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.

Những sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Franconomics - 2024 gồm:

i) Ngày 16/10/2024: Diễn đàn quốc tế Franconomics - 2024 “Năng lượng tái tạo: Kịch bản cho tương lai xanh

  • Thời gian: 14h00 - 17h30 ngày 16/10/2024
  • Địa điểm: Tòa I, Trường Đại học VinUni, Vinhome Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội
  • Hình thức: kết hợp trực tiếp và trực tuyến
  • Ngôn ngữ (phiên dịch song song): tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt

Chương trình dự kiến:

 Thời gian Nội dung
13h30-14h00 Đón tiếp đại biểu, khách mời
14h00-14h15 Giới thiệu đại biểu, khách mời
14h15-14h55 Phát biểu khai mạc
14h55-15h25

Phiên toàn thể

  • Mô hình an ninh năng lượng và xu hướng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo - Đại diện Viện Năng lượng, Bộ Công Thương
  • (Chủ đề cập nhật) - Ông David Falcon Adasme, Giám đốc Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), Vinfast
  • Développer les énergies renouvelables dans le monde et promouvoir la coopération internationale en matière de développement durable - Ông Arnaud Dubrac, Chuyên gia về năng lượng tái tạo, Expertise France, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam; Thư ký phụ trách chính Chương trình dịch chuyển năng lượng của Châu Âu tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
15h40-16h00

Nghỉ giải lao – Kết nối

Triển lãm các sản phẩm môi trường và năng lượng

16h00-17h30

Không gian thảo luận chuyên đề (song song)

  • Không gian 1: Năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững
  • Không gian 2: Năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh và du lịch bền vững
  • Không gian 3: Chung kết cuộc thi “ÉCOJEUNES 2024 – Thanh niên cam kết vì tương lai xanh”
17h30 Kết luận - Bế mạc

 

ii) Ngày 17/10/2024:  Hội thảo quốc tế "Doanh nghiệp xanh: biến cam kết thành động lực" kết hợp Tham quan thực địa Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

iii) Cuộc thi ÉCOJEUNES 2024 “Thanh niên cam kết vì tương lai xanh” 

  • Địa điểm diễn ra vòng Chung kết: trường Đại học VinUni
  • Ngôn ngữ dự thi: tiếng Pháp, tiếng Việt

Đăng ký tham gia tại đây

Khách mời (tiếp tục cập nhật):

Khách mời quốc tế:

Ông Edgar Doerig

Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Ông Pierre Du Ville

Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam, Trưởng Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Cơ quan Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF) 

Ông Manuel Jobert

Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ quốc tế và Pháp ngữ, Trường Đại học Jean Moulin Lyon 3, Giám đốc Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF)

Ông Arthur Mossa

Giám đốc Quốc gia của Schoolab Châu Á và Giám đốc Phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Ông David Falcon Adasme

Giám đốc Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), Vinfast

Bà Nathalie Patrat

Giám đốc điều hành Đạo luật ESG, trường quản lý phát triển bền vững, Trường Quản lý Phát triển bền vững (Pháp)

Ông Arnaud Dubrac

Chuyên gia về năng lượng tái tạo, Expertise France, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam; Thư ký phụ trách chính Chương trình dịch chuyển năng lượng của Châu Âu tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ông Kaloyan Kolev

Phụ trách Dự án, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF)

Bà Adjara Diouf

Điều phối dự án “Đổi mới, hội nhập, khởi nghiệp và việc làm”, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ

Bà Đặng Hồng Khanh

Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF) - Đại học Jean Moulin Lyon 3 (Pháp)

   

 

Khách mời trong nước:

 

TS. Phùng Danh Thắng

Chủ nhiệm khoa Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN (VNU-IFI)

TS. Phạm Huy Hiệu

Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois; Giảng viên, Chương trình Khoa học Máy tính, Trường Đại học VinUni

Ông Phan Xuân Thắng

Giám đốc Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng (PUF-IFI), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Khoa Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN

PGS.TS. Phạm Hoàng Lương

Giảng viên cao cấp trường Cơ Khí, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam-Nhật Bản, Đại học Bách Khoa Hà Nội

TS. Nguyễn Thế Vĩnh, Giảng viên Khoa học năng lượng, Khoa Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN

TS. Phí Thị Linh Giang

Viện Kinh doanh Quản trị, Trợ lý giáo sư, Phó giáo sư dự khuyết - Giảng viên chuyên ngành Du lịch & Khởi nghiệp, Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh, trường Đại học VinUni

Bà Vũ Thị Mỹ Lệ

Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội


 
 

 

Franconomics là diễn đàn quốc tế thường niên do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) bảo trợ. Không chỉ là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; Franconomics còn là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và Quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước, đặc biệt với sự tham gia của các quốc gia Cộng đồng Pháp ngữ (88 quốc gia thành viên và quan sát viên), Franconomics còn hướng đến mục tiêu kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua các hội nghị, diễn đàn thường niên về các chủ đề kinh tế, xã hội nổi bật mà Việt Nam và thế giới quan tâm.

Chủ để của Franconomics qua các năm:

 

LIÊN HỆ

Khoa Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 109, nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại liên hệ: 0243.745.0173 hoặc 0976.181.193 (Ms Ngọc)

Email tiếp nhận bài viết: brain.ifi@vnu.edu.vn