Tiên phong đổi mới và sáng tạo
- Thứ hai - 08/09/2014 11:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hướng đến chuẩn quốc tế là một trong những quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng tại Nghị quyết 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Với vai trò nòng cốt và tiên phong trong đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã, đang và tiếp tục có những bước đi đột phá trong công tác đào tạo, thực hiện và đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Website ĐHQGHN trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn.
Với bề dày truyền thống trên 100 năm và đặc biệt sau 20 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN luôn tiên phong đổi mới và sáng tạo trong công tác đào tạo. các chương trình đào tạo được phát triển đột phá về chất lượng và quy mô ở cả bậc đại học và sau đại học; chuyển đổi thành công phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ; các phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá tiên tiến được triển khai áp dụng; đi đôi với việc đào tạo kiến thức, ĐHQGHN đã quan tâm chú trọng đào tạo kỹ năng, tầm nhìn cho người học; hệ thống văn bản pháp quy luôn được cập nhật phù hợp với thực tiễn; chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tốt nghiệp ĐHQGHN được các cơ sở sử dụng lao động trong và ngoài nước đánh giá cao.
Năm học 2014 - 2015 là năm toàn ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây cũng là năm đầu tiên ĐHQGHN thực hiện Nghị định mới về ĐHQG và Quy chế mới về ĐHQGHN. Định hướng chung trong công tác đào tạo của ĐHQGHN trong năm là tích cực đổi mới để đạt được những bước phát triển trong lĩnh vực đào tạo. Đổi mới trong công tác đào tạo ở ĐHQGHN thể hiện trên nhiều phương diện, nhiều góc độ, nhưng đặc biệt là một số điểm nhấn sau:
Thứ nhất: Tiếp tục triển khai thí điểm đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực theo đúng lộ trình.
Trong các năm 2012, 2013, ĐHQGHN đã thực hiện thí điểm đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực cho một số chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ. Năm 2014, ĐHQGHN tiếp tục thực hiện thí điểm đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực cho một số chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ và các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế. Dự kiến năm 2015 sẽ thí điểm tuyển sinh đối với các ngành đào tạo có chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, bài thi đánh giá năng lực chung sẽ được tổ chức trước kì thi tuyển sinh 3 chung của Bộ GD&đT, các ngành còn lại được tuyển sinh theo kì thi 3 chung của Bộ GD&đT. các ngành đào tạo có chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế được tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực thông qua quy trình để tuyển chọn theo năng lực, sau khi các ứng viên trúng cử vào các ngành đào tạo này sẽ được phân loại để tuyển chọn vào các lớp học theo chương trình đào tạo cử nhân, tài năng, tiên tiến, chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế và các chương trình đào tạo cử nhân hệ chuẩn tương ứng. Tuỳ theo chương trình đào tạo, việc phân loại được thông qua đánh giá năng lực tiếng Anh và/hoặc phỏng vấn và/hoặc hồ sơ. Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được tổ chức trước kì thi tuyển sinh 3 chung. Vì vậy các ứng viên dự tuyển vào các ngành đào tạo này, sau khi dự thi bài thi đánh giá năng lực vẫn có cơ hội tham gia kì thi 3 chung để vào các ngành hoặc các đơn vị đào tạo khác. Dự kiến năm học này, ĐHQGHN sẽ tổ chức mở rộng tuyển sinh bậc thạc sĩ bằng phương thức đánh giá năng lực. Như vậy có thể nói năm học 2015 là năm triển khai những bước đi hết sức căn bản trong lộ trình đổi mới tuyển sinh và đây cũng là năm chuẩn bị điều kiện và tạo tiền đề cho năm học 2016 áp dụng đại trà tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực cho tất cả các ngành đào tạo bậc ĐH, SĐH.
Thứ hai: Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế (NVCL).
Nhiệm vụ chiến lược (NVcL) là một nội dung cốt lõi của chiến lược phát triển ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và xuất khẩu dịch vụ đào tạo khoa học cơ bản; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy đạt chuẩn quốc tế; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác trong nước và quốc tế. Sau 6 năm thực hiện, các chương trình NVcL đã đạt được kết quả quan trọng, nhiều chương trình đào tạo đã đạt chuẩn AUN, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên có bước phát triển vượt bậc, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tốt nghiệp các chương trình này có chất lượng và phát huy tốt trong các môi trường làm việc, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được nhận học bổng để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Kiên định với mục tiêu đào tạo chất lượng cao, hướng đến chuẩn quốc tế, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, trong năm học này ĐHQGHN đã tiến hành rà soát, tổng kết, đánh giá công tác đào tạo các chương trình NVcL được thực hiện trong thời gian qua, qua đó sẽ tiến hành các điều chỉnh phù hợp để tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Năm học 2014-2015, ĐHQGHN cũng sẽ rà soát các chương trình đào tạo chất lượng cao bậc đại học, điều chỉnh theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDđT mới ban hành của Bộ Giáo dục và đào tạo, đồng thời sẽ là năm ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo chất lượng cao ở bậc thạc sĩ.
Thứ ba: Phát huy kết quả đạt được của công tác quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực quản lí và phát triển chuyên ngành đào tạo
Thực hiện sứ mệnh tiên phong trong nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao, ĐHQGHN đã mở nhiều chương trình đào tạo mới, chương trình đào tạo thí điểm có tính chất đón đầu, đáp ứng những nhu cầu nhân lực mới của đất nước. Bước vào giai đoạn mới, với mục tiêu phát triển mạnh mẽ và bền vững, có kế hoạch và hợp lí, thống nhất trong đa dạng, nhưng tránh trùng lặp và lãng phí các nguồn lực, ĐHQGHN đã tiến hành rà soát, quy hoạch và sắp sếp lại các ngành nghề đào tạo. Đây là hoạt động triển khai tái cấu
trúc theo chiều sâu và phát triển bền vững ĐHQGHN. Với nguyên tắc quy hoạch để rà soát cái đã có, phân loại, phân nhóm ưu tiên duy trì và phát triển các ngành và chuyên ngành truyền thống có thế mạnh cạnh tranh ưu trội, đẩy nhanh quốc tế hoá các ngành nghề đào tạo, phát triển ngành nghề mới theo kịp xu hướng đào tạo trên thế giới và phù hợp với điều kiện nhân lực và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác, việc quy hoạch chương trình đào tạo trong toàn ĐHQGHN đã được triển khai đúng kế hoạch. Theo kế hoạch đến năm 2020, ĐHQGHN sẽ tổ chức đào tạo 110 chương trình đào tạo bậc cử nhân, 168 chương trình thạc sĩ, 137 chương trình tiến sĩ. Trên cơ sở quy hoạch này, năm học 2014 – 2015, ĐHQGHN sẽ đưa vào triển khai rà soát sắp xếp trong thực tế và triển khai việc phân tầng đầu tư phù hợp với đặc điểm từng nhóm, phát triển một số chương trình có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Thứ tư: Tăng cường đầu tư và triển khai những cơ chế mới nhằm phát triển mạnh mẽ 2 trường THPT chuyên.
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN có lịch sử xây dựng, hình thành và phát triển lâu dài, là những đơn vị tiên phong trong đào tạo học sinh THPT tài năng, có truyền thống và đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, để tiếp tục phát huy truyền thống và các thế mạnh đã có, các trường cần có sự đầu tư đổi mới toàn diện về cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách, cơ chế đặc thù trong tuyển sinh, đào tạo cũng như các hoạt động khác của trường. Hiện nay, ĐHQGHN đang khẩn trương xây dựng Quy chế đặc thù cho 2 trường THPT chuyên, trong đó đáng chú ý là chủ trương xét tuyển thẳng các học sinh giỏi, xuất sắc của các trường THPT chuyên vào thẳng đại học ở ĐHQGHN; học sinh giỏi của 2 trường THPT chuyên được học tích luỹ trước các tín chỉ bậc đại học... để phù hợp chủ trương đổi mới tuyển sinh đại học, sau đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo và ĐHQGHN, 2 trường THPT chuyên đang nghiên cứu, xây dựng phương án đổi mới tuyển sinh THPT chuyên nhằm thu hút học sinh giỏi vào học.
Thứ năm: Chuẩn bị các điều kiện để Trường Đại học Việt Nhật triển khai các hoạt động đào tạo
Là trường đại học thành viên thứ 7 của ĐHQGHN, với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng quốc tế và các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, khoa học liên ngành; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản, trường đại học Việt Nhật dự kiến đào tạo các ngành như Nhật Bản học, chính sách công, Quản trị doanh nghiệp (theo các chuẩn của Nhật Bản), Khoa học và công nghệ môi trường, các khoa học sự sống, khoa học và công nghệ nano, công nghệ và kỹ thuật công trình và đô thị, năng lượng mới, an toàn thông tin, công nghệ vũ trụ,... Hiện nay ĐHQGHN đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để đưa Trường đại học Việt Nhật đi vào hoạt động. ĐHQGHN đang phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản lựa chọn ngành nghề, lập các đề án khả thi, chuẩn bị các điều kiện về chương trình, học liệu, cán bộ, nhân lực, giảng viên, cở sở vật chất. Trong đó định hướng là ưu tiên cho ngành công nghệ mũi nhọn, kỹ thuật, công nghệ cao.
Thứ sáu: Tổ chức triển khai hoạt động đào tạo trên cơ sở các văn bản quản lí điều hành mới điểm chú ý trong năm 2014 là chính phủ ban hành Nghị định mới về ĐHQG và Quy chế mới về ĐHQGHN.
Tháng 9 năm 2014, ĐHQGHN sẽ ban hành các văn bản quản lý điều hành mới phù hợp với Nghị định và Quy chế mới, theo đó sẽ tăng
cường tính thống nhất, toàn diện trong toàn ĐHQGHN, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị đào tạo. Năm học 2014 – 2015 là năm ĐHQGHN sẽ tổ chức đào tạo hoàn toàn trên quy trình mới với lợi thế của các nghị định và quy chế mới của ĐHQGHN với định hướng tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị với triết lí nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới chuẩn đầu ra. Như vậy, có thể thấy, năm học 2014 – 2015 là năm ĐHQGHN tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp tục thực hiện sứ mệnh của ĐHQGHN về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học, triết lý và phương thức đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong nước và quốc tế. |
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - PGĐ ĐHQGHN / Ảnh: Bùi Tuấn - Bản tin ĐHQGHN |