Khóa tập huấn nâng cao năng lực thực hành hỗ trợ khởi nghiệp cho các nhà quản lý vận hành vườn ươm khởi nghiệp ĐMST
- Thứ hai - 27/07/2020 03:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với phương châm học đi đôi với hành để nâng cao hiệu quả hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các nhà quản lý vận hành vườn ươm, Viện Quốc tế Pháp ngữ - IFI đã tiếp tục triển khai lớp thực hành của chuỗi khóa tập huấn “Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Chuỗi khóa tập huấn “Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cá nhân quản lý, vận hành doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức đầu tư vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, thuộc Đề án 844 của Bộ Khoa học và Công Nghệ, do Viện Quốc tế Quốc tế Pháp ngữ (IFI) chủ trì và TS. Phan Quốc nguyên chủ nhiệm.
Khóa tập huấn thực hành tiếp nối khóa tập huấn lý thuyết dành cho các nhà quản lý, vận hành vườn ươm. Khóa học diễn ra trong các ngày 17,18,19,25,26/7/2020 với 9 buổi học. Hoạt động thực hành được bám sát các vấn đề lý thuyết của các chuyên đề đã học: Chiến lược xây dựng và vận hành Vườn ươm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Chiến lược kêu gọi vốn cho Vườn ươm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Phương pháp tìm kiếm Đối tượng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo & Phát triển Startup; Startup và Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Chuẩn bị nguồn vốn & Kết nối gọi vốn đầu tư từ đối tác; Xây dựng kế hoạch tài chính cho dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Quản trị Tài sản trí tuệ; Giá trị, thương hiệu doanh nghiệp; Xây dựng dự án đầu tư và quy trình quản lý vốn; Kiểm soát & Quản trị rủi ro trong quá trình đầu tư cho các dự án Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thẩm định dự án đầu tư; Quy trình và quản lý các dự án đầu tư; Design Thinking đối với các cá nhân & tổ chức đầu tư cho Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Chiến lược đầu tư và Chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư; Chiến lược góp vốn và thoái vốn.
Nhiều hoạt động thực hành đã tạo cảm hứng và thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các học viên như: thực hành kêu gọi vốn cho vườn ươm, thực hành các bước của Tư duy thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro cho các dự án đầu tư, quản trị tài sản trí tuệ…
Đồng hành cùng các học viên là giảng viên đến từ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của mỗi lớp là sự tham gia đào tạo của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Trong đó, có thể kể đến một số tên tuổi của các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp như GS Jane Ginsburg. GS Jane C. Ginsburg hiện là Giám đốc Trung tâm Luật, Truyền thông và Nghệ thuật thuộc trường Đại học Columbia, Hoa Kỳ. Bà đã có thời gian giảng dạy nhiều năm các bộ môn phương pháp lý luận, luật về quyền tác giả và luật nhãn hiệu tại trường Đại học Luật Columbia. Bà cũng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như cơ sở lý luận trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Bà tốt nghiệp Đại học Chicago (B.A. năm 1976 và bằng M.A. năm 1977). GS Jane Ginsburg đã rất nhiệt tình hướng dẫn các học viên Việt Nam thực hành các tình huống liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu cho startup.
Tham gia hướng dẫn thực hành cho chuyên đề “Bí mật công nghệ” là GS. Voon Jee Ho – Giảng viên và cố vấn Đổi mới sáng tao của Đại bọc Công nghệ Nanjang. GS. Voon Jee Ho hiện cũng là Chủ tịch Quỹ Techbridge – quỹ đầu tư mạo hiểm cho khoa học công nghệ và các startup. Ông có nhiều kinh nghiệm và công hiến cho việc hỗ trợ các startup trên toàn thế giới. Ông đã hướng dẫn học viên của khóa tập huấn các kỹ năng hỗ trợ startup từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới.
Không thể không kể đến sự góp mặt của ông Đào Minh Quang, chủ tịch quỹ hỗ trợ giáo dục, đào tạo và nghệ thuật Việt - Đức mang tên Quỹ Đào Minh Quang. Bên cạnh việc đem đến những bài học kinh nghiệm quý giá về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Đào Minh Quang còn đem đến những cơ hội phát triển dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng cho học viên thông qua Quỹ Đào Minh Quang. Ngoài ra, còn rất nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu như ông Sandu Andrei Victor; GS. Sanjaykumar Patel; Nedeljko Milosavljevic…
Đồng hành cùng khóa tập huấn còn có các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam như TS. Phan Quốc Nguyên, TS. Hoàng Thị Bảo Thoa, ThS. Phan Hồng Giang, TS. Lê Thanh Huyền, TS. Trần Huy Tùng … Đây là các chuyên gia có uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các chuyên gia này đều đã được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước về chuyên môn giảng dạy và các lĩnh vực liên quan. Các hoạt động thực hành của các chuyên gia Việt Nam được phối hợp nhịp nhàng với các chuyên gia nước ngoài, thậm chị đan lồng trong nhau để mang đến sự thích thú cho người học và hiệu quả học tập tốt nhất
Khóa tập huấn góp phần thúc đẩy triển khai các chương trình nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cá nhân quản lý, vận hành doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức đầu tư vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới đào tạo những nhà hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó cũng làm tăng số lượng và chất lượng các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Học viên Hoàng Trung Kiên, đến từ trường Đại học Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên đã chia sẻ: “Khóa tập huấn mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm bổ ích và tuyệt vời. Cảm ơn ban tổ chức rất nhiều. Chúng tôi thiết nghĩ mô hình của khóa học nên được nhân rộng cho nhiều đối tượng hỗ trợ khởi nghiệp. Và nếu có thể thì khóa học nên kéo dài một số nội dung thực hành quan trọng, tăng thời lượng và chia ra làm nhiều đợt để chúng tôi có thể triển khai thực hành nhiều hơn trong thực tế”.
Kết thúc các khóa tập huấn, học viên có cơ hội trở thành mentor cho đội nhóm khởi nghiệp trong DEMO DAY – một cuộc thi khởi nghiệp có quy mô lớn dự kiến tổ chức vào tháng 10/2020. Ngoài ra, các học viên tham gia khóa học sẽ có cơ hội được tham dự các sự kiện liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp khác do IFI phối hợp cùng các đơn vị khác tổ chức.