Thư mời viết bài hội thảo quốc tế “Quốc tế hóa Giáo dục Đại học phi Anh ngữ?”
- Thứ ba - 06/08/2019 13:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội thảo bao gồm 2 phiên:
- Phiên thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày 09/11/2019 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội
- Phiên thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 10/11/2019 tại Hội trường lớn trường Đại học Hạ Long, Uông Bí, Quảng Ninh
Thông tin chi tiết: tại đây
Trong trào lưu quốc tế hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong nền giáo dục đại học thế giới, chúng ta thấy xuất hiện một xu hướng rất đáng suy ngẫm, đó là xu hướng Anh ngữ hóa. Trên thực tế, trong giáo dục đại học, quốc tế hóa gần như đồng nghĩa với Anh ngữ hóa. Điều này thể hiện ở sự thống trị của tiếng Anh như không những là ngôn ngữ giảng dạy, mà còn cả trong công bố khoa học và các hoạt động học thuật khác. Ở một vài quốc gia đang phát triển, tiếng Anh được coi là điều kiện bắt buộc đối với giảng dạy cũng như trong tuyển sinh.
Sự thống trị của tiếng Anh như là một lingua franca trong giao tiếp học thuật và cơ hội nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp có những ưu điểm dễ nhận thấy, nhưng cũng đặt ra những vấn đề cần được khảo sát, đó là sự xói mòn đa dạng văn hóa, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học. Sự độc tôn tiếng Anh tạo ra những khó khăn to lớn cho sự phát triển của giáo dục ở những quốc gia mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, góp phần thúc đẩy điều mà nhiều học giả gọi là “Chủ nghĩa thực dân học thuật”, biến các nước đang phát triển trở thành một thứ thuộc địa học thuật để các cường quốc giáo dục Anh ngữ phương Tây khai thác.
Hội thảo mời gọi các học giả, các nhà hoạch định chính sách giáo dục và các bên liên quan khác tham gia vào cuộc thảo luận để cùng chúng tôi nhận diện vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để xúc tiến một mô hình hợp tác quốc tế giáo dục hài hòa, bền vững và đa ngữ, góp phần duy trì đa dạng văn hóa trên thế giới.
Các chủ đề của hội thảo bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:
- Những vấn đề chung về toàn cầu hóa, quốc tế hóa và quốc tế hóa giáo dục
- Vấn đề ngôn ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu
- Những kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học đa ngôn ngữ
- Những mô hình hợp tác quốc tế về giáo dục đại học
Đơn vị tổ chức:
- Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Hạ Long
- Trung tâm Nghiên cứu Văn học Liên ngành (CIELAM), Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp
- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Quốc tế và So sánh (ICERG), Đại học Quốc gia Brunei (Universiti Brunei Darussalam)
Hội đồng Khoa học:
- TS. Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Trưởng ban tổ chức
- GS. TS. Phan Lê Hà (Người sáng lập ICERG- Đại học Quốc gia Brunei, và cũng là Giáo sư Đại học Hawaii Manoa, Hoa Kỳ)
- GS. Sergey Zamogilny, Đại học Kỹ thuật Nhà nước Saratov (Liên bang Nga)
- GS. Tôn Thất Thanh Vân, Đại học Paris-Est Créteil, (Cộng hòa Pháp)
- GS. Corinne Flicker, Đại học Aix-Marseille (Cộng hòa Pháp)
- PGS.TS. Noor Azam OKMB Haji-Othman (Trưởng khoa Khoa học Xã hội, Đại học Quốc gia Brunei )
Thời hạn gửi đề xuất, toàn văn tham luận và đánh giá :
- Thời hạn gửi đề xuất tham luận : 18/10/2019
- Thời hạn gửi toàn văn tham luận : 25/10/2019
Thể lệ đối với bài đề xuất tham luận và toàn văn tham luận
- Đề xuất tham luận (tên bài viết, tên tiểu mục, từ khoá): không quá 500 từ
- Toàn văn tham luận (không kể tên bài, tóm tắt và từ khóa): không quá 5000 từ
- Toàn văn tham luận được soạn thảo dưới dạng .doc; phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, không cách dòng, kèm theo họ tên tác giả, số điện thoại, cơ quan công tác.
- Bài viết có thể sử dụng mọi thứ tiếng, nhưng phải có tóm tắt và slides bằng tiếng Anh.
- Ngôn ngữ trình bày tham luận: các tác giả có thể trình bày bằng bất kể thứ tiếng nào nhưng phải có slides bằng tiếng Anh.
Thông tin liên hệ
- Email: lam.ifi@vnu.edu.vn, cc: myle310@vnu.edu.vn
- Số điện thoại liên hệ : 024 37 450 173/ máy lẻ 308
- Địa chỉ nhận thư : Phòng 602, nhà G7, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo thêm website hội thảo tại đây.