Điều gì đưa em đến với Slam thơ Việt Nam 2019?
Được sự ủng hộ hết mình của cô giáo tiếng Pháp tại trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN, Em đã mạnh dạn viết vội 4 bài thơ tiếng Pháp và 2 bài thất ngôn tứ tuyệt trong vài ngày để dự thi cuộc thi SLAM do Đại sứ quán Pháp và Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức cho đúng hạn.
Như thế, từ một tay mơ chỉ tự viết cho riêng mình nghe Em trở thành một nhà thơ slam trong cuộc thi thơ đầy cảm xúc, may mắn đoạt giải quán quân và được mời tham dự Cúp SLAM thơ quốc tế tại Paris.
Em đã sẵn sàng tham dự Slam thơ quốc tế tại Paris từ 27/05-02/06/2019?
Cúp SLAM thơ quốc tế 2019 năm nay gồm 22 nhà thơ đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới: có những người đã là người viết slam thơ chuyên nghiệp và cả những người trẻ mới chập chững những bước đầu trong thơ ca như em. Đến với Slam thơ quốc tế năm nay, thành viên trẻ nhất là cô gái Lúcia João Tite đến từ Mozambique mới 18 tuổi, người trẻ thứ 2 là em.
SLAM thơ Việt Nam 2019 do Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức đã mang đến cho em nhiều trải nghiệm thú vị, và cơ hội đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Slam thơ quốc tế tại Paris. Một tuần ở Paris sẽ là trải nghiệm tuyệt vời mà em đã luôn mong đợi. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Viện Quốc tế Pháp ngữ và Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội.
Cảm ơn Thùy Linh và chúc em một chuyến đi nhiều thành công và may mắn!
Slam thơ là một chương trình được tổ chức từ năm 1986, do nhà thơ Mỹ Marc Kelly Smith sáng lập với mục đích mang thơ đến gần hơn với công chúng, khiến thi ca đẹp nhất khi gắn liền với khởi nguồn cảm xúc. Sau 30 năm, Slam thơ đã lan tỏa và trở thành một hoạt động văn hóa toàn cầu. Lấy cảm hứng từ các cuộc thi đấu thể thao, mang tính quần chúng cao, Slam thơ khuyến khích phong cách trình diễn tối giản, cho phép cá nhà thơ tự do thể hiện tác phẩm của mình một cách mộc mạc mà cuốn hút nhất. Khi trình diễn, các thí sinh phải làm chủ chính mình, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật trình diễn à nghệ thuật thi ca, chia sẻ thơ bằng cảm xúc mà không được sử dụng bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác phụ trợ như âm nhạc, mỹ thuật trang trí... Thể lệ này buộc các tác giả trình diễn, thể hiện tối đa cung bậc cảm xúc của mình, nhằm "đưa thi ca trở lại cái gốc ban đầu như là loại hình nghệ thuật của mọi đối tượng công chúng". Không sân khấu cầu kì hay trang phục chăm chút, SLAM thơ là nơi gặp mặt của tất cả những người yêu thi ca và đa cảm, từ bình dân cho đến trí thức. Khán giả tham dự được tự do khám phá vũ trụ cảm xúc mà người viết slam thơ tạo nên bằng vỏ ngôn từ. |
Tác giả bài viết: PV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn