Đại học La Rochelle, Đại học Lyon 1 và Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác tổ chức Chương trình học bổng của AUF cho chương trình Thạc sĩ Công nghệ Thông tin như sau:
1. Đào tạo cấp bằng đôi chuyên ngành thạc sĩ chuẩn Châu Âu
- Cấp bằng đôi cho chuyên ngành: Hệ thống thông minh và đa phương tiện (Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng) và Kỹ nghệ nội dung số (Đại học La Rochelle, Pháp cấp bằng)
- Chương trình đào tạo đã có truyền thống 20 năm: Từ năm 1995, đã có trên 400 học viên tốt nghiệp, trong đó 50% tiếp tục học lên Tiến sĩ tại Pháp, Canada, Bỉ và Thụy Sỹ.
- Chương trình Thạc sĩ Công nghệ Thông tin đầu tiên tại Việt Nam được AUF trao danh hiệu Chương trình đào tạo quốc tế của Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF).
- Môi trường quốc tế, học viên có cơ hội tham gia các nhóm nghiên cứu quốc tế.
- Đào tạo kiến thức và kỹ năng vượt trội: Học viên sau khi tốt nghiệp giỏi chuyên môn, thành thạo tiếng Pháp và tiếng Anh.
- Giảng viên quốc tế đến từ Pháp, Bỉ, Canada: ĐH La Rochelle, ĐH Claude Bernard Lyon 1, ĐH Paul Sabatier, ĐH Louvain La Neuve, ĐH UQAM, ĐH Montréal, Tập đoàn Orange, Viện nghiên cứu phát triển IRD (Pháp), Telecom ParisTech, ...
- Giảng viên Việt Nam từ các trường đại học lớn: ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Bưu chính Viễn thông, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐH Cần Thơ...
2. Chương trình đào tạo
- Năm 1 (Master 1): học tại Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và kiến thức nâng cao, nền tảng cho năm chuyên ngành Master 2.
- Năm 2 (Master 2):
+ Học kì I: học các môn chuyên ngành tại IFI;
+ Học kì II: thực tập tại Pháp/ các nước tiên tiến khác hoặc trong nước (5-6 tháng). Kết thúc thực tập, học viên sẽ viết và bảo vệ luận văn.
- Chi tiết nội dung đào tạo: Chuyên ngành Hệ thống thông minh và đa phương tiện
- Chương trình dự bị tiếng Pháp (dành cho ứng viên chưa đạt trình độ tiếng Pháp B2): 06 tháng đến 1 năm. Ứng viên có thể đăng ký học tại IFI, học phí toàn khóa là 15 triệu đồng.
3. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Pháp
4. Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp
- Trưởng dự án về CNTT
- Kỹ sư nghiên cứu & phát triển
- Giảng viên/nhà nghiên cứu trong các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu.
- Tiếp tục học tiến sĩ trong nhiều lĩnh vực Công nghệ thông tin – Thông tin tại nước ngoài hoặc tại IFI.
5. Học bổng
- Đối với khóa 21 (khai giảng vào tháng 11/2016):
* 20 học bổng Standard (Tiêu chuẩn): trị giá 150 triệu đồng tương đương 100% học phí do AUF tài trợ (học viên chỉ nộp phí ghi danh 10 triệu đồng/ năm học)
* 10 học bổng Standard Plus: trị giá 150 triệu đồng tương đương 100% học phí do AUF tài trợ (học viên chỉ nộp phí ghi danh 10 triệu đồng/ năm học); Ngoài ra, học viên còn được hưởng khoản trợ cấp tương đương 150 USD/tháng trong vòng 16 tháng. Trợ cấp này đủ để chi trả tiền bảo hiểm, tiền ăn và nhà ở tại Ký túc xá của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đối với khóa 22 (khai giảng năm 2017): Học bổng 50% trị giá 75 triệu đồng do AUF tài trợ (học viên chỉ phải nộp học phí 75 triệu đồng/02 năm học).
- Học bổng thực tập (cho cả 02 khóa): các học viên đạt kết quả học tập cao được cấp vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm để thực tập tốt nghiệp ở nước ngoài.
6. Điều kiện dự tuyển
- Danh mục ngành phù hợp: Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Truyền thông và mạng máy tính.
- Danh mục ngành gần: Các ngành gần được xác định dựa trên việc xem xét bảng điểm học đại học, có các môn học liên quan đến các kiến thức cơ bản về Công nghệ Thông tin và cơ sở Toán trong Tin học:
+ Hệ thống thông tin quản lý;
+ Công nghệ kỹ thuật máy tính;
+ Toán tin ứng dụng, Tin học ứng dụng;
+ Sư phạm Tin học, Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành Cơ sở toán cho tin học);
+ Toán học;
+ Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;
+ Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;
+ Công nghệ kỹ thuật điều khiển và từ động hóa; Kỹ thuật cơ điện tử;
+ Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
- Các học phần bổ sung kiến thức phải có đối với ngành gần (13 tín chỉ):
+ Toán rời rạc (4 tín chỉ) + Lập trình nâng cao (3 tín chỉ)
+ Cơ sở dữ liệu (3 tín chỉ) + Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (3 tín chỉ)
- Có chứng chỉ trình độ tiếng Pháp B2 theo Khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương còn giá trị, được cấp bởi các cơ sở được Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận (Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Trường Đại học Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Pháp);
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của trường đại học nước ngoài mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Pháp.
* Ứng viên chưa đủ điều kiện tiếng pháp có thể theo học Chương trình dự bị tiếng Pháp từ 06 tháng đến 1 năm tại IFI
7. Hồ sơ dự tuyển
- Danh mục hồ sơ dự tuyển gồm:
1. Phiếu đăng ký dự tuyển điền đầy đủ thông tin và dán ảnh (theo mẫu);
2. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học(bản sao có công chứng hợp lệ);
3. Sơ yếu lý lịch theo mẫu (có xác nhận chưa quá 6 tháng của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú);
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa cấp chưa quá 06 tháng;
5. Minh chứng về trình độ tiếng Pháp (bản sao có công chứng hợp lệ);
6. Ba (03) ảnh 3 × 4 (viết rõ ràng, đầy đủ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh);
7. Ba (03) phong bì (ghi rõ ràng tên, địa chỉ người nhận).
Các giấy tờ khác (nếu có):
- Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức (đối với thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần)(bản sao có công chứng hợp lệ);
- Thư giới thiệu (theo mẫu của Viện, thí sinh được khuyến khích nộp thư giới thiệu để có thể nhận điểm tối đa cho xét tuyển hồ sơ);
- Bản sao có xác nhận hoặc chứng thực các tài liệu, chứng chỉ về chuyên môn, thành tích nghiên cứu;
- Văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
- Các trường hợp thuộc đối tượng cơ quan cử đi học, phải nộp đầy đủ quyết định cử đi học (hoặc công văn cử đi dự thi) của cơ quan cùng bản sao quyết định tuyển dụng, tiếp nhận hoặc bổ nhiệm (có công chứng hợp lệ).
* Tổng hợp danh mục hồ sơ dự tuyển và các mẫu biểu tải tại đây
8. Văn bằng, chứng chỉ
Sau khóa học, học viện được nhận đồng thời 2 bằng Thạc sĩ:
Bằng Thạc sĩ Tin học của Pháp (ĐH La Rochelle cấp bằng ) và Bằng Thạc sĩ Công nghệ thông tin của Việt Nam (ĐHQGHN cấp bằng).
9. Thời gian đào tạo: 2 năm
10. Giờ học: Ban ngày hoặc Buổi tối (18h-21h) và các ngày nghỉ cuối tuần
11. Lịch tuyển sinh
* Đối với khóa 21:
- Hạn nộp hồ sơ:
+ Đối với ứng viên Việt Nam: 25/10/2016
+ Đối với ứng viên nước ngoài: 30/8/2016
- Khai giảng: Tháng 11/2016
* Đối với khóa 22: Tuyển sinh vào các tháng 3,6,9 và 12 năm 2017 (dự kiến)
Thông báo tuyển sinh chính thức tải tại đây.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Viện Quốc tế Pháp ngữ, Tầng 2, C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37549505 hoặc 01203174285
Email: etudes@ifi.edu.vn
Website: ifi.vnu.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/IFI.VNU
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn