Chuyển đổi năng lượng là bước đi quan trọng hướng tới thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo, không carbon, để hạn chế biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28), hơn 80 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương về khí hậu, đã đề xuất "giảm dần/loại bỏ" sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận chống biến đổi khí hậu.
Đến nay, có khoảng 140 quốc gia, tương đương gần 90% tổng lượng phát thải trên toàn cầu, gồm các nước phát thải lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn vào năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070.
“Net Zero” vào năm 2050 - cam kết này của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc lịch sử, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững. Việc tham gia tiến trình “Net Zero” được nhận định sẽ ẩn chứa nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội. Chiến lược “Chống biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” của Việt Nam cũng chủ yếu thông qua việc chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải, trong đó ưu tiên thực hiện lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chiến lược này dựa trên việc chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải, trong đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Những nỗ lực này không chỉ hướng đến việc giảm lượng khí thải và ô nhiễm môi trường; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than đá, khí đốt, mà còn đảm bảo ổn định an ninh năng lượng quốc gia, khu vực; ổn định giá năng lượng; tạo ra cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực liên quan...
Các vấn đề về phát triển năng lượng xanh, sạch, năng lượng tái tạo và ứng dụng công nghệ vào ngành năng lượng phục vụ các mục tiêu xã hội và thân thiện môi trường đang được nhiều quốc gia, doanh nghiệp hàng đầu thế giới quan tâm nhằm kiến tạo nên tương lai mới cho ngành năng lượng.
Trải qua 05 năm tổ chức thành công và đón tiếp hơn 3000 chuyên gia, khách mời, đại biểu tham dự, Franconomics - 2024 “Năng lượng tái tạo: Kịch bản cho tương lai xanh” dự kiến quy tụ hơn 450 chuyên gia đầu ngành, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế đến từ hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng chia sẻ và thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, và năng lượng tái tạo. Franconomics - 2024 hứa hẹn mở ra một không gian thảo luận chuyên sâu về các giải pháp hướng đến phát triển xanh, phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Những sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Franconomics - 2024 gồm:
i) Ngày 16/10/2024: Diễn đàn quốc tế Franconomics - 2024 “Năng lượng tái tạo: Kịch bản cho tương lai xanh
Chương trình dự kiến:
Thời gian | Nội dung |
13h30-14h00 | Đón tiếp đại biểu, khách mời |
14h00-14h15 | Giới thiệu đại biểu, khách mời |
14h15-14h55 | Phát biểu khai mạc |
14h55-15h25 |
Phiên toàn thể
|
15h40-16h00 |
Nghỉ giải lao – Kết nối Triển lãm các sản phẩm môi trường và năng lượng |
16h00-17h30 |
Không gian thảo luận chuyên đề (song song)
|
17h30 | Kết luận - Bế mạc |
ii) Ngày 17/10/2024: Hội thảo quốc tế "Doanh nghiệp xanh: biến cam kết thành động lực" kết hợp Tham quan thực địa Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
iii) Cuộc thi ÉCOJEUNES 2024 “Thanh niên cam kết vì tương lai xanh”
Khách mời (tiếp tục cập nhật):
Khách mời quốc tế
Khách mời trong nước:
Franconomics là diễn đàn quốc tế thường niên do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) bảo trợ. Không chỉ là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; Franconomics còn là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và Quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước, đặc biệt với sự tham gia của các quốc gia Cộng đồng Pháp ngữ (88 quốc gia thành viên và quan sát viên), Franconomics còn hướng đến mục tiêu kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua các hội nghị, diễn đàn thường niên về các chủ đề kinh tế, xã hội nổi bật mà Việt Nam và thế giới quan tâm. Chủ để của Franconomics qua các năm:
|
LIÊN HỆ
Khoa Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 109, nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 0243.745.0173 hoặc 0976.181.193 (Ms Ngọc)
Email tiếp nhận bài viết: brain.ifi@vnu.edu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn