Tham dự sự kiện có Ông Ando Toshiki - Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản; Giáo sư Furuta Mooto - Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật - ĐHQGHN; PGS.TS. Nguyễn Tô Chung - Phó Trưởng Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Nguyễn Duy Tiến, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học môi trường - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Bà Nguyễn Thục Hiền - Phó Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo - Ban Văn hóa Giáo dục - Đài tiếng nói Việt Nam (VOV2); Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng Quản trị trưởng tiểu học Đoàn Thị Điểm; Giáo sư Nguyễn Hòa - Nhà giáo nhân dân, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN; Ông Cao Văn Hà - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Quỹ khuyến học Ước Mơ Lớn, Nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh; Ông Nguyễn Trọng Do - Nguyên Đồng Chủ tịch giải thưởng Tinh hoa Giáo dục Quốc tế; Ông Phạm Trần Long - Phó Giám đốc NXB Thế Giới; Bà Hoàng Thị Bích Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học, THCS và THPT Hồng Đức; PGS.TS. Phan Trung Nghĩa -Giám đốc Trung tâm khoa học và nghiên cứu cao su – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội/ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký CLB Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cùng gần 80 nhà nghiên cứu, nhà giáo và các học giả.
Mở đầu tọa đàm, Viện trưởng Viện CLEF Ngô Minh Thuỷ đã chia sẻ một số thành quả hoạt động của Viện và những dự kiến hoạt động trong thời gian tới. Sau 6 tháng đi vào hoạt động, ngoài việc hoàn thiện hệ thống tổ chức của cơ quan, Viện CLEF đã có một số thành quả đáng vui mừng. “Viện CLEF đã có một thỏa thuận toàn diện với Ban Văn hóa- Giáo dục của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV2) với bốn nội dung lớn là hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục; hợp tác trong lĩnh vực giới thiệu, quảng bá văn hóa - ngôn ngữ - giáo dục; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và hợp tác trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.”- Viện trưởng Ngô Minh Thủy cho biết.
Bà nhấn mạnh dịch thuật là một lĩnh vực không thể thiếu trong hoạt động xã hội, đó là một công việc đòi hỏi rất cao về năng lực của người thực hiện và trong dịch thuật, có thể nói dịch văn học là lĩnh vực đặc biệt và gần gũi nhất với mọi người. Viện trưởng cho rằng các dịch giả văn học còn hơn cả những nghệ nhân, bởi nghệ nhân thì có thể tự do tạo nên tác phẩm của mình mà hầu như không bị bó buộc bởi điều gì, trong khi các dịch giả văn học vừa phải đảm bảo tính chính xác của văn bản và lưu giữ được ở mức cao nhất sắc thái của tác giả trong bản gốc, vừa phải làm sao cho bản dịch.
Trong khuôn khổ tọa đàm, Viện CLEF đã cho ra mắt dự án “Dịch và dịch văn học”. Với định hướng nghiên cứu phát triển văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục, Viện CLEF đã xây dựng một dự án dịch và dịch văn học, trong đó ông Ngô Tự Lập - Viện trưởng IFI, một dịch giả nhiều kinh nghiệm sẽ tham gia với vai trò Giám đốc Dự án.
Tọa đàm diễn ra với 4 tham luận của 4 học giả.
Đầu tiên là diễn giả Phạm Xuân Nguyên với phần trình bày về tình hình dịch và dịch văn học, những thành quả, hướng phát triển và những vấn đề hiện nay. Theo ông, trong dịch thuật, dịch văn học là lĩnh vực đặc biệt, gần gũi nhất với mọi người. Từ rất lâu, văn học dịch là dòng văn học quan trọng. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập, sách văn học dịch ở Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng.
Tiếp đó, Viện trưởng IFI – TS. Ngô Tự Lập chia sẻ kinh nghiệm về dịch và dịch ca từ. Ông chia sẻ “Dịch không đơn thuần là chuyển ngữ, chúng ta cần phân biệt giữa nguyên bản và diễn ngôn”. Ngoài ra, vấn đề dịch ca từ và bài hát cũng cần được xem xét cẩn trọng”.
Buổi tọa đàm còn có sự tham dự của PGS.TS Lê Hùng Tiến, Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN. Ông đã trình bày về vấn đề xây dựng đội ngũ dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng. Ông nhấn mạnh “Người dịch phải luôn xử lý các khó khăn do khác biệt ngôn ngữ và văn hóa như tìm hiểu nội dung ngữ nghĩa, tìm cách thức diễn đạt phù hợp ở ngôn ngữ và văn hóa mới, do đó, sự sáng tạo trong dịch thuật là một yêu cầu không thể thiếu.”
Cuối cùng, dịch giả Nguyễn Quốc Vương nói về những vấn đề hết sức thực tế của dịch và dịch sách văn học Nhật Bản từ góc nhìn cá nhân. Dịch giả cho biết dịch thuật là một công việc rất nhọc nhằn. Nó đòi hỏi người dịch phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu, tra cứu kiến thức văn hoá và khoa học để có thể truyền đạt chính xác văn bản gốc.
Trong phần thảo luận, các đại biểu, khách mời, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận sôi nổi với các diễn giả về các vấn đề liên quan đến dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng với nhiều vấn đề được đặt ra và thu hút nhiều sự quan tâm của người tham dự tại hội trường. Theo nhận định của các đại biểu tham dự tọa đàm, hiếm có những sự kiện chuyên môn thu hút được sự quan tâm lớn đến vậy từ phía người tham dự.
Sự kiện ngày 30/12 đã khép lại trong không khí đầm ấm, hân hoan chuẩn bị đón chào năm mới 2021 với phần giao lưu âm nhạc của nhóm nhạc M6 do Viện trưởng IFI Ngô Tự Lập làm trưởng nhóm và các học viên quốc tế của IFI.
Một số hình ảnh về sự kiện :
Tác giả bài viết: Viện Quốc tế Pháp ngữ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn