Hội thảo "Quốc tế hóa giáo dục đại học phi Anh ngữ" diễn ra thành công tốt đẹp

Thứ ba - 12/11/2019 11:23

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quốc tế hóa giáo dục đại học phi Anh ngữ?” đã diễn ra thành công tốt đẹp trong 02 ngày 09&10/11/2019, ngày 09/11 tại Nhà Điều hành ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Hà Nội và ngày 10/11 tại Đại học Hạ Long, Uông Bí, Hạ Long.

Hội thảo “Quốc tế hóa giáo dục đại học phi Anh ngữ?” là một trong những hoạt động nằm trong sự kiện kỷ niệm 15 năm ký kết thoả thuận về việc thành lập Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội, nay trực thuộc Viện Quốc tế Pháp ngữ (2004-2019). Đồng thời, đây cũng là hội thảo nằm trong chuỗi seminars DAAS (Diderot Advanced Academic Seminars) do Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) tổ chức. Hội thảo do IFI kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước đồng tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Quốc tế và So sánh (ICE), Đại học Quốc gia Brunei; Trường Đại học Hạ Long; Trung tâm Nghiên cứu Văn học Liên ngành (CIELAM), Đại học Aix-Marseille (CH Pháp).

Trong trào lưu quốc tế hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong nền giáo dục đại học thế giới, chúng ta thấy xuất hiện một xu hướng rất đáng suy ngẫm, đó là xu hướng Anh ngữ hóa. Trên thực tế, trong giáo dục đại học, quốc tế hóa gần như đồng nghĩa với Anh ngữ hóa. Điều này thể hiện ở sự thống trị của tiếng Anh như không những là ngôn ngữ giảng dạy, mà còn cả trong công bố khoa học và các hoạt động học thuật khác. Ở một vài quốc gia đang phát triển, tiếng Anh được coi là điều kiện bắt buộc đối với giảng dạy cũng như trong tuyển sinh.

Sự thống trị của tiếng Anh như là một lingua franca trong giao tiếp học thuật và cơ hội nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp có những ưu điểm dễ nhận thấy, nhưng cũng đặt ra những vấn đề cần được khảo sát, đó là sự xói mòn đa dạng văn hóa, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học. Sự độc tôn tiếng Anh tạo ra những khó khăn to lớn cho sự phát triển của giáo dục ở những quốc gia mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, góp phần thúc đẩy điều mà nhiều học giả gọi là “Chủ nghĩa thực dân học thuật”, biến các nước đang phát triển trở thành một thứ thuộc địa học thuật để các cường quốc giáo dục Anh ngữ phương Tây khai thác.

Tham dự Diễn đàn là hơn 300 diễn giả và khách mời đến từ các trường đại học của Brunei, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Anh… và các trường đại học ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã tham gia thảo luận để cùng nhận diện vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để xúc tiến một mô hình hợp tác quốc tế giáo dục hài hòa, bền vững và đa ngữ, góp phần duy trì đa dạng văn hóa trên thế giới.

Hội thảo tập trao đổi những vấn đề chung về toàn cầu hóa, quốc tế hóa và quốc tế hóa giáo dục; vấn đề ngôn ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu; những kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học đa ngôn ngữ và những mô hình hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.

Dưới đây là một số hình ảnh 2 phiên hội thảo

Hội thảo giáo dục Đại học Phi anh ngữ - Phiên 1
Hội thảo giáo dục Đại học phi Anh ngữ - Phiên 1

Capture 2

The modernization of Vietnam’s education system by francophone road in the late nineteenth and early twentieth century – Ông Nguyễn Mậu Hùng (NCS. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế)
The modernization of Vietnam’s education system by francophone road in the late nineteenth and early twentieth century – Ông Nguyễn Mậu Hùng (NCS. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế)
Internationalization of Higher Education beyond English and towards Multilingual Higher Education: Are We Ready? - GS. Phan Lê Hà
Internationalization of Higher Education beyond English and towards Multilingual Higher Education: Are We Ready? - GS. Phan Lê Hà
Phiên 2 hội thảo được tổ chức tại Đại học Hạ Long
Phiên 2 Hội thảo tại Đại học Hạ Long
TS. Trần Trung Vỹ (Phó hiệu trưởng trường Đại học Hạ Long), phát biểu khai mạc
TS. Trần Trung Vỹ (Phó Hiệu trưởng Đại học Hạ Long), phát biểu khai mạc
2019 11 10 08 44 IMG 0898
Hội thảo giáo dục Đại học phi Anh ngữ - Phiên 2
Diễn giả đến từ ĐHQG Brunei
Diễn giả đến từ ĐHQG Brunei
2019 11 10 09 04 IMG 0905
2019 11 10 09 05 IMG 0909
2019 11 10 10 28 IMG 0923
Chuyến tham quan Vịnh Hạ Long đã kết thúc 2 phiên hội thảo
Chuyến tham quan Vịnh Hạ Long đã kết thúc 2 phiên Hội thảo

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cũng trong khuôn khổ hội thảo tại phiên 1, IFI cũng cho ra mắt số 4 ấn phẩm khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á Thái Bình Dương (FAP) với chủ đề "ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC PHÁP VÀ PHÁP NGỮ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA"

 

DSC00556

Capture

FAP là một ấn phẩm khoa học liên ngành, bình duyệt đồng cấp của Viện Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác với Nhà xuất bản Đại học Provence PUP thuộc Đại học AixMarseille (Cộng hòa Pháp). FAP có chức năng công bố các bài báo khoa học chất lượng cao liên quan đến Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á – Thái Bình Dương. FAP được xuất bản mỗi năm hai kỳ, vào tháng ba và tháng chín và được phát hành rộng rãi toàn cầu. Tất cả các bài báo đều được đăng đồng thời trên bản in và bản trực tuyến.


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   
 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU