Sự kiện và thành tựu tiêu biểu của IFI năm 2022

Thứ ba - 08/11/2022 16:46

Với mục tiêu trở thành đầu mối của Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định uy tín về đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, là điểm đến tin cậy của sinh viên quốc tế tại Việt Nam, trong năm 2022, IFI đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Dưới đây là những sự kiện và thành tựu tiêu biểu của IFI trong năm 2022.

1. SỰ KIỆN TIÊU BIỂU

1.1. Tổ chức thành công chuỗi Hội thảo DAAS 2022 và Diễn đàn quốc tế Franconomics-2022

         Franconomics là Diễn đàn quốc tế thường niên do Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN (IFI) khởi xướng từ 2019 và được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Ngày 20 và 21/10/2022, IFI đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF)Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức thành công Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV năm 2022 với chủ đề “Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ”. Diễn đàn có sự đồng hành của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD-Pháp) và Đại học Senghor (Ai Cập).

         Diễn đàn đã quy tụ hơn 350 khách trong nước và quốc tế tham dự gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ tham dự trực tiếp tại Hội trường và trực tuyến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới.

      Bên cạnh Diễn đàn quốc tế Franconomics-2022, IFI đã tổ chức thành công ba hội thảo quốc tế khác trong chuỗi DAAS, gồm: Hội thảo quốc tế "Hợp tác giáo dục Việt Nam - Châu Phi vì sự phát triển hài hòa trong thời đại chuyển đổi số" (tháng 6); Hội thảo Quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: Quá khứ, hiện tại và tương lai” (tháng 8); Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển” (tháng 10).

Ảnh chụp đại diện đại biểu và khách mời tham dự Franconomics – 2022 tại Hội trường
Ảnh chụp đại diện đại biểu và khách mời tham dự Franconomics – 2022 tại Hội trường

 

1.2. Phát hành công trình nghiên cứu quan trọng về tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI   

      Cuốn sách Thực tiễn luận nhân đạo Hồ Chí Minh là một công trình nghiên cứu về giá trị triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh, được tác giả ấp ủ trong suốt 18 năm của tác giả. Đây là công trình đầu tiên viết về tư tưởng Hồ Chí Minh ở bình diện triết học. Ngoài cách tiếp cận mới mẻ, tác phẩm còn lôi cuốn nhờ phong cách riêng của tác giả Ngô Tự Lập: khúc chiết, khách quan nhưng cũng rất giàu hình ảnh và nhạc điệu.

        Nhiệm vụ của cuốn sách là định danh tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách một hệ thống thống nhất, bao gồm phương pháp luận và hệ giá trị. Với góc nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phát triển truyền thống tư tưởng Việt Nam, hay còn gọi là Thực tiễn luận cộng đồng, chứ không đơn thuần là sự ứng dụng tư tưởng nước ngoài. Truyền thống tư tưởng Việt Nam đóng vai trò một bộ lọc, giúp Hồ Chí Minh lựa chọn những yếu tố phù hợp từ nước ngoài để bổ sung vào hệ tư tưởng riêng của mình

Thực tiễn luận nhân đạo Hồ Chí Minh của tác giả Ngô Tự Lập - Viện trưởng IFI
Thực tiễn luận nhân đạo Hồ Chí Minh của tác giả Ngô Tự Lập - Viện trưởng IFI

 

1.3. Hoàn thành thủ tục cuối cùng để xuất khẩu giáo dục sang Đại học Kinshasa

       Chuẩn bị triển khai năm thứ nhất chương trình thạc sĩ Công nghệ thông tin, chuyên ngành Hệ thống thông minh và Đa phương tiện tại Đại học Kinshasa. Theo đó, học viên học tập tại Đại học Kinshasa sau năm thứ nhất được phỏng vấn và chuyển tiếp sang học tập tại Việt Nam theo chương trình và được cấp bằng của ĐHQGHN và bằng của Đại học La Rochelle (Pháp). Chương trình hợp tác quốc tế Á-Phi nhằm giúp các sinh viên châu Phi sang học tập tại Việt Nam để khám phá văn hoá châu Á và giao thoa văn hoá Á-Phi, góp phần làm tăng chỉ số quốc tế hoá cho IFI nói riêng và ĐHQGHN nói chung.

2. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

 ​2.1. Phát triển mạnh mẽ liên kết đào tạo quốc tế

         Các chương trình đào tạo thạc sĩ của IFI thu hút học viên quốc tế từ nhiều quốc gia trong Cộng đồng Pháp ngữ. Trong năm 2022, IFI tiếp tục triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế cấp 02 bằng (của đối tác Pháp và của ĐHQGHN) ngành công nghệ thông tin (CNTT) và chào đón một số lượng lớn học viên quốc tế tới học tập tại Việt Nam sau 2 năm gián đoạn do những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Kết thúc thành công khóa 01 và triển khai khóa 02 chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế ngành Thông tin - Truyền thông, chuyên ngành Truyền thông số và Xuất bản. Tuyển sinh thành công khóa 02 chương trình thạc sĩ ngành Ngân hàng, Tài chính và Công nghệ tài chính (Fintech), chương trình thạc sĩ Fintech đầu tiên của Việt Nam.

       Trong giai đoạn dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, IFI tiếp tục duy trì triển khai đào tạo trực tuyến đối với học viên trong nước và đặc biệt là duy trì đào tạo trực tuyến cho học viên quốc tế tại nhiều quốc gia khác nhau, đảm bảo tiến độ và chất lượng đào tạo cho các chương trình. Bên cạnh đó, IFI thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho các học viên quốc tế để tăng cường hòa nhập và bảo đảm an toàn cho học viên, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19: trao tặng quà Tết, trao tặng các phần quà hỗ trợ phòng chống dịch, thường xuyên thông tin về diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam, phối hợp với các đơn vị liên quan trong các hoạt động quản lý, hỗ trợ học viên quốc tế sinh hoạt và học tập, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023
Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023

 

2.2. Mở rộng mạng lưới hợp tác đào tạo quốc tế

        Trường Đại học Senghor (Ai Cập) và IFI đã khởi động chương trình đào tạo liên kết Thạc sĩ Quan hệ quốc tế “Hợp tác Á-Phi” vào năm 2014 và năm nay đã chính thức bước vào tuyển sinh.

Việc mở chương trình Thạc sĩ Hợp tác Á-Phi này nhằm mục đích đào tạo ra các chuyên gia trẻ nói tiếng Pháp hiểu rõ và đầy đủ các vấn đề trong mối quan hệ Á-Phi, có kiến ​​thức chi tiết về kinh tế, xã hội và văn hóa của châu Á và đặc biệt là Việt Nam. Từ đó, tận dụng các cơ hội kinh doanh và các dự án hợp tác vì lợi ích của sự phát triển chung của hai châu lục. Chương trình đào tạo này sẽ được triển khai hoàn toàn bằng tiếng Pháp và do đội ngũ giảng viên quốc tế hàng đầu của Đại học Senghor và IFI trực tiếp giảng dạy.

3. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

3.1. Phát hành ấn phẩm FAP số 7

          Tiếp nối thành công của ấn phẩm khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á - Thái Bình Dương (FAP), IFI tiếp tục ra mắt Ấn phẩm FAP số 7 với chủ đề “Les dialogues artistiques France – Asie Pacifique: regards croisés dans les arts visuels modernes et contemporains”. Ấn phẩm khoa học liên ngành “Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á-Thái Bình Dương” (FAP) - kết quả hợp tác giữa Viện với Đại học Aix-Marseille hình thành từ năm 2016, hiện đang được duy trì xuất bản mỗi năm 2 số với chất lượng bài viết ngày một tăng, đã trở thành một sản phẩm khoa được thương mại hóa, phát hành rộng rãi trên thế giới và được nhiều đại học quốc tế đặt mua hàng năm như Đại học Stanford, Đại học Columbia (Mỹ), Đại học British Columbia (Canada) và một số trường đại học của Pháp. FAP được Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, AUF và Quỹ Đào Minh Quang (Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ một phần tài chính.

Ấn phẩm FAP số 7
Ấn phẩm FAP số 7

 

3.2. Hoàn thành đề tài Cây Đa và Đền La Tiến

             Tiếp nối thành công các dự án “Tham quan ảo Nhà hát lớn Hà Nội” và “Số hóa di sản kiến trúc đại học Pháp tại Việt Nam - Trường hợp khuôn viên khoa Pháp”, năm 2022 IFI đã có những đột phá trong việc triển khai các dự án số hóa với ba dự án: “Ứng dụng công nghệ 3D để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”, “Số hóa Bảo tàng tỉnh Hưng Yên” và “Tham quan ảo di tích lịch sử cây đa và đền La Tiến”. Đây là các dự án nghiên cứu – chuyển giao KHCN của thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh giá trị bảo tồn, các sản phẩm này còn có giá trị nghệ thuật và tính quảng bá cao giúp phát huy tiềm năng du lịch hiệu quả. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ, khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật.

Hội nghị giới thiệu một số sản phẩm số hóa Bảo tàng Hưng Yên và di tích cây đa La Tiến

 

 

3.3. 10 công trình số hóa di sản văn hoá của Thành phố Hà Nội

         IFI đã hoàn thành và chuyển giao sản phẩm số hoá là những tour tham quan ảo của 10 di tích lịch sử văn hoá và 5 hiện vật được quét 3D. Những sản phẩm tham quan ảo bao gồm:

  • Chùa Yên Phú - Thanh Trì
  • Chùa Một cột
  • Chùa Tây Phương
  • Đình Đông Ngạc
  • Đền Bà tấm - Gia Lâm
  • Chùa Keo - Gia Lâm
  • Bích Câu đạo quán
  • Văn Miếu - Quốc tử giám
  • Đại học Đông Dương - 19 Lê Thánh Tông
  • Nhà thờ lớn Hà Nội.

      Các di tích này được xây dựng theo dạng những cảnh quay 360 độ kết nối thành một chương trình tham quan tổng thể với đầy đủ nội dung thuyết minh, nhạc nền và lời bình bằng ba ngôn ngữ Anh, Pháp, Việt. Các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa được số hóa giúp phục vụ việc quảng bá, giáo dục và bảo tồn các di sản văn hóa.

5 hiện vật được quét 3D cụ thể bao gồm:

  • Văn bia ở Văn Miếu Quốc tử giám
  • Tượng Voi phục ở Đền Voi phục
  • Tượng Ngựa trắng ở Đền Bạch Mã
  • Văn bia ở đền Kim Liên
  • Tượng Đức Pháp vân Phật ở chùa Keo - Gia Lâm.

3.4. Công trình tham quan ảo cổng Maroc

         Cổng Maroc là di tích còn sót lại của Nông trường Việt Phi - Ba Vì, là minh chứng lịch sử cho giá trị tư tưởng Nhân văn Hồ Chí Minh. Cổng Maroc hay còn gọi là cổng Việt Phi được xây dựng bởi những hàng binh Âu Phi được chính phủ và nhân dân Việt Nam cảm hóa, sau đó ở lại sinh sống tại Việt Nam. Cổng được trùng tu năm 2016, được IFI và Đại sứ quán Maroc tại Việt Nam kết hợp xây dựng thành sản phẩm tham quan ảo nhằm lưu giữ và quảng bá các giá trị của di sản đặc biệt là giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính sách hàng binh. Công trình tham quan ảo cổng Maroc do Đại sứ quán Maroc và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ.

Công trình tham quan ảo cổng Maroc
Công trình tham quan ảo cổng Maroc

 

4. HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN

        Quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước được tăng cường và mở rộng

         Năm học 2021-2022, bất chấp những khó khăn của dịch Covid-19, hoạt động hợp tác phát triển của IFI vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng thỏa thuận ký mới và ký gia hạn tăng đáng kể so với năm 2020-2021 (12 thỏa thuận với các đối tác trong nước và quốc tế). Quan hệ đối tác với các địa phương như Hưng Yên, Quảng Ninh được thúc đẩy và khai thác hiệu quả thông qua việc tiếp tục triển khai các dự án nghiên cứu hiện tại và phát triển các dự án mới. Quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế truyền thống được tăng cường thông qua hoạt động đón giảng viên nước ngoài đến giảng dạy, tổ chức hội thảo khoa học, diễn đàn Franconomics, ra mắt sách của giảng viên quốc tế tại Việt Nam….Ngoài ra, trong năm học, IFI chú trọng mở rộng hợp tác với các đối tác mới ở các nước châu Phi như Ai Cập, Sénégal, Ile Maurice, Madagascar. Năm học 2021-2022, IFI triển khai quan hệ hợp tác sâu rộng với các đối tác doanh nghiệp như TIBCO, HCL và đặc biệt là Công ty ví điện tử MOMO.

IFI tiếp đoàn doanh nghiệp và Thương vụ Pháp - Business France
IFI tiếp đoàn doanh nghiệp và Thương vụ Pháp - Business France

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage