GIỚI THIỆU CHUNG
Nông nghiệp luôn là lĩnh vực mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm và đóng vai trò quan trọng, không thể phủ nhận. Ở các nước phát triển, tuy tỉ trọng nông nghiệp có giảm đi, song không hoàn toàn có thể loại bỏ. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp chính là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là sự sống còn của người dân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra sâu rộng, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc đời sống kinh tế và xã hội, trong đó có nông nghiệp. Dưới tác động của cuộc cách mạng này, nông nghiệp truyền thống đã phát triển thành nông nghiệp thông minh. Một câu hỏi được đặt ra với tất cả chúng ta rằng làm cách nào để chuyển đổi một cách hiệu quả nền nông nghiệp truyền thống thuần túy sang nông nghiệp thông minh ứng dụng khoa học công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, chuyển giao, phân phối và sử dụng năng lượng một cách thông minh và bền vững hơn.
Là một nước có thế mạnh là nông nghiệp, Việt Nam cần phải nhận thức được sự thay đổi này, từ đó thay đổi chiến lược nghiên cứu và đào tạo để phát huy được các tác động tích cực, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng này, đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp.
MỜI VIẾT BÀI
Nhằm mục đích nhìn nhận toàn diện những khía cạnh thông minh của nông nghiệp, những xu thế và biến động lớn của xã hội, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đồng tổ chức hội thảo quốc tế “Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và thực tế”, với sự tham gia của Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (EDF-VCCI), Viện Nghiên cứu châu Phi-Trung Đông (IAMES), Hợp tác xã nông nghiệp số, cùng các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế khác. Hội thảo mong muốn tập hợp các góc nhìn đa chiều đối với khái niệm “nông nghiệp thông minh” để đưa ra các định hướng phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam thông qua các trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm từ các ví dụ điển hình trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.
Ban tổ chức hội thảo trân trọng kính mời các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu,... viết bài cho hội thảo. Các bài viết sẽ được hội đồng khoa học thẩm định và đăng trong Kỷ yếu chuỗi hội thảo DAAS 2021 (có số ISBN). Những bài viết xuất sắc sẽ được lựa chọn đăng trên Ấn phẩm Khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á – Thái Bình Dương (ISBN quốc tế và ISSN 2525-2488).
Các chủ đề của hội thảo bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:
Thời hạn gửi đề xuất, toàn văn tham luận:
Thể lệ đối với bài đề xuất tham luận và toàn văn tham luận
Thời gian, địa điểm, ngôn ngữ và hình thức tổ chức
CHƯƠNG TRÌNH
14h00 – 17h15 | Ngày 25/11/2021
Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Hà Nội.
13h30-14h00 |
Đón tiếp khách mời, đại biểu |
14h00-14h15 |
Phát biểu chào mừng |
14h15-15h15 |
Phiên 01: |
15h15-15h30 |
Nghỉ giải lao |
15h30-16h30 |
Phiên 02: |
16h30-17h15 |
Thảo luận - Hỏi đáp |
17h15-17h30 |
Kết luận - Bế mạc |
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC CHÍNH
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
Thông tin liên hệ:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn