10 Sự kiện tiêu biểu năm 2017 của Viện Quốc tế Pháp ngữ

Thứ sáu - 29/12/2017 08:26

1. Tái cơ cấu và chuyển đổi thành công mô hình tổ chức hoạt động.

Định hướng chiến lược phát triển của IFI là: trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo quốc tế, liên ngành, chất lượng cao, đầu mối của Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á-Thái Bình Dương với 3 trục Nghiên cứu, Đào tạo và Ứng dụng khoa học phục vụ xã hội.

Ngày 18/01/2017, Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 179/QĐ-ĐHQGHN bổ nhiệm TS. Ngô Tự Lập giữ chức vụ Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ. Tiếp đó, ngày 12/5/2017, Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 1564/QĐ-ĐHQGHN Quy định tổ chức và hoạt động của Viện Quốc tế Pháp ngữ. Đây là một trong những cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của IFI trong thời gian tới.

2. Đột phá trong tuyển sinh chương trình thạc sĩ CNTT khóa 2017-2019

Năm 2017 tiếp tục đánh dấu thành công vượt bậc của IFI về tuyển sinh. Học viên của chương trình Thạc sĩ Công nghệ thông tin tại Viện Quốc tế Pháp ngữ tăng gấp 1,5 lần so với năm trước. Hiện nay, khoảng 95% học viên của IFI là học viên quốc tế, đến từ 17 quốc gia khác nhau trong Cộng đồng Pháp ngữ.

Thông tin chi tiết lễ khai giảng năm học 2017-2018

3. Ra mắt công trình “Tham quan ảo Nhà hát lớn Hà Nội”

Ngày 12/7/2017, Viện Quốc tế Pháp ngữ đã ra mắt và bàn giao công trình “Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội”. Ứng dụng tham quan ảo này gắn kết công nghệ số với các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, sẽ giúp công chúng dễ dàng tiếp cận công trình Nhà hát Lớn Hà Nội mọi nơi, mọi lúc. Đây cũng được coi là sản phẩm mở đầu cho các dự án “Số hóa các di sản vật thể, phi vật thể và phức hợp”, nằm trong Chương trình “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” của Viện.

Untitled

Link và các tin bài báo liên quan

Video giới thiệu sản phẩm số hóa di sản văn hóa của IFI

4. Ra mắt thành công Ấn phẩm khoa học La Francophonie en Asie-Pacifique

“Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á - Thái Bình Dương” là một ấn phẩm khoa học liên ngành, bình duyệt đồng cấp của Viện Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác với Nhà xuất bản đại học Provence (Cộng hòa Pháp), có chức năng công bố các công trình khoa học của tất cả các nhà nghiên cứu, hàn lâm hoặc thực hành, trong nước và nước ngoài, liên quan đến Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á - Thái Bình Dương. Ấn phẩm khoa học La Francophonie en Asie-Pacifique xuất bản mỗi năm hai kỳ và được phát hành rộng rãi trên toàn thế giới. 

Chiều tối ngày 8/11/2017, tại Trung tâm Văn hóa Pháp - L'Espace tại Hà Nội, trước một cử tọa hàng trăm người đến từ nhiều quốc gia, Viện Quốc tế Pháp ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức buổi giới thiệu ấn phẩm khoa học “Cộng đồng Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương” nhân dịp ra mắt số đầu tiên với chủ đề 'Văn học Việt Nam Pháp ngữ”. Ấn phẩm FAP cũng đã được ra mắt và công bố ở Pháp vào ngày 15 tháng 11 năm 2017 tại Đại học Aix - Marseille.

23439310 172427713344843 1821925750 n

Thông tin chi tiết

 

5. Tổ chức thành công 04 hội thảo, tọa đàm khoa học quốc tế liên ngành được đối tác cũng như các học giả đánh giá cao:

Tọa đàm ngày 15/9/2017: Nằm trong chuỗi các sự kiện và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, Viện Quốc tế Pháp ngữ đã phối hợp với Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp (VNU-CSK) tổ chức buổi tọa đàm: “Từ Khởi nghiệp đến Khởi nghiệp thông minh - From Start-up to Smart-up” tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo - Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình giúp cho các bạn sinh viên và các bạn trẻ có những hiểu biết, nhận thức rõ hơn về việc khởi nghiệp trong trường đại học để theo đuổi đam mê khởi nghiệp thành công. Chương trình có sự tham gia của ông Lê Quân -  Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Vương Quốc Thắng - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Mai Thanh Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; ông Ngô Tự Lập - Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ; ông Pierre Bonnet - Giám đốc điều hành Orchestra Networks (Pháp) và hơn 400 đại biểu là giảng viên, các nhà khoa học, các doanh nhân và sinh viên của ĐHQGHN và các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

khoi nghiep thong minh

Thông tin chi tiết về buổi Tọa đàm

 

Tọa đàm tối ngày 08/11/2017: Cùng với lễ ra mắt ấn phẩm khoa học “Cộng đồng Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương”, số đầu tiên với chủ đề 'Văn học Việt Nam Pháp ngữ”, Viện Quốc tế Pháp ngữ đã tổ chức thành công tọa đàm quốc tế với chủ đề “Văn học Việt Nam Pháp ngữ : Cơ hội mới cho sự khởi sắc”. Các diễn giả chính của buổi tọa đàm là Giáo sư Corinne Flicker (Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp), chuyên gia về sân khấu kịch Pháp hiện đại và đương đại, đã có nhiều nghiên cứu về sân khấu Việt Nam và Đông Dương; Giáo sư Tôn Thất Thanh Vân (Ðại học Paris - Est Créteil Val de Marne), chuyên gia về văn học so sánh và Pháp ngữ, đã có nhiều nghiên cứu về các nhà văn thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là Proust, đồng thời dành nhiều quan tâm đến các nhà văn Việt Nam viết bằng tiếng Pháp; và Tiến sĩ Ngô Tự Lập (Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ), nhà văn và nhà nghiên cứu, đồng thời là dịch giả tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp.

dsc 0328

Thông tin chi tiết tọa đàm

 

Hội thảo ngày 09/11/2017:  Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Khảo sát hồi cố liên ngành về Đông Dương thuộc Pháp: Những vấn đề lịch sử, hành chính và văn hóa”. Các diễn giả chính của buổi tọa đàm là Giáo sư Corinne Flicker (Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp), chuyên gia về sân khấu kịch Pháp hiện đại và đương đại, đã có nhiều nghiên cứu về sân khấu Việt Nam và Đông Dương; Giáo sư Tôn Thất Thanh Vân (Ðại học Paris - Est Créteil Val de Marne), chuyên gia về văn học so sánh và Pháp ngữ, đã có nhiều nghiên cứu về các nhà văn Việt Nam viết bằng tiếng Pháp và Emmanuel Cerise, Đồng Giám đốc Institut des métiers de la ville, đại diện cho chương trình hợp tác giữa Ile-de-France và UBND thành phố Hà Nội về bảo tồn di sản kiến trúc.

Hội thảo ngày 09/12/2017: Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh điều kiện cách mạng 4.0” do Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội, tài trợ đã thu hút gần hai trăm sinh viên và các học giả, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, các viện và các cơ quan, tổ chức khác nhau. Các diễn giả tham gia Hội thảo là các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, văn học, xã hội học và công nghệ thông tin đến từ Pháp, Trường Đại học Kỹ thuật Milan-Italia, Trường Đại học Xây dựng, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ và Viện Quốc tế Pháp ngữ.

dsc 0049

Thông tin chi tiết hội thảo

 

6. Hoàn thiện bộ nhận diện mới của Viện Quốc tế Pháp ngữ (Ra mắt Logo, Slogan và Bài hát chính thức của IFI)

 Hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Viện Tin học Pháp ngữ, tiền thân của Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) và 12 năm thành lập Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội, nay là Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng (PUF) trực thuộc IFI, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quảng bá, truyền thông, IFI đã đề ra chiến lược truyền thông với phương thức tiếp cận độc đáo, mới mẻ, đóng góp quan trọng vào sự khởi sắc của IFI năm 2017.

IFI Logo(Vn 3)

15 Baihat IFI tempo85

7. Triển khai hiệu quả 05 dự án nghiên cứu khoa học do AUF tài trợ và 03 đề tài cấp ĐHQGHN, 01 sách chuyên khảo

- Dự án nghiên cứu quốc tế:

+ Dự án 01: “Nghiên cứu tiền khả thi việc xây dựng một trung tâm số hóa liên ngành nhằm bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa Việt Nam lưu trữ tại Pháp”. Mã số dự án IFI.17.01. Chủ nhiệm Dự án: ThS Phan Xuân Thắng.

+ Dự án 02: “Nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm một  cơ sở dữ liệu chuyên dụng phục vụ đào tạo và đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin”. Mã số dự án IFI.17.02. Chủ nhiệm Dự án: TS Hồ Tường Vinh.

+ Dự án 03:  "Số hóa di sản kiến trúc đại học Pháp tại Việt Nam - Trường hợp Công trình khoa Pháp - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội". Mã số dự án IFI.17.03. Chủ nhiệm Dự án: TS Phùng Danh Thắng.

+ Dự án 04:  “Văn học Việt Nam Pháp ngữ trong bối cảnh giao lưu văn hóa Việt Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến nay”. Mã số dự án IFI.17.04. Chủ nhiệm dự án: ThS. Trần Thị Quyên.

+ Dự án 05: “Sự tiến hóa hành chính của Đông Dương thuộc Pháp qua văn bản và bản đồ: Nghiên cứu hồi cố liên ngành về lịch sử, hành chính và văn hóa của một thực thể chính trị-xã hội”. Mã số IFI.17.05. Chủ nhiệm Dự án: TS Ngô Tự Lập.

- Đề tài cấp ĐHQGHN:

+ Tên đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế cảm biến y sinh quang tích hợp sử dụng cấu trúc vi cộng hưởng trên ống dẫn sóng nano silic”. Mã số đề tài: QG.15.30. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Trung Thành.

+ Tên đề tài: “Phương pháp và công cụ mô phỏng ứng dụng trong việc tổ chức cứu hộ khi có sự cố cháy tại các địa điểm đông người (siêu thị, trung tâm mua sắm)”. Mã số đề tài: QG.15.31. Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Tường Vinh.

+ Tên đề tài: Nghiên cứu thị trường giáo dục sau đại học ở châu Phi và những khuyến nghị cho Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Tự Lập.

- Sách chuyên khảo:

+ Tên sách: “Hòa hợp giữa các khoa: Tiến tới một nền giáo dục đại học thực tiễn nhân đạo”. Chủ biên: TS. Ngô Tự Lập.

 8. Tổ chức hiệu quả đảm bảo chất lượng 15 đợt thi, cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT

Sau khi được chính thức công nhận là một trong 12 đơn vị đảm bảo điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT (cơ bản và nâng cao) theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Năm 2017, Viện Quốc tế Pháp ngữ đã tổ chức thành công 15 đợt thi, với tổng số khoảng 600 thí sinh.

Thông tin chi tiết hoạt động tổ chức thi, cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT

 

9. Mở rộng đáng kể quan hệ hợp tác trong và ngoài nước

Song song với việc củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống về nghiên cứu và đào tạo tại Pháp, Việt Nam: La Rochelle, Lyon 1, IRD, Công ty Neotiq ..Trong năm 2017, IFI đã kết nối, đàm phán, mở rộng đáng kể quan hệ hợp tác với nhiều đối tác mới là các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Quỹ Đào Minh Quang (CH Liên bang Đức), Tập đoàn Orchestra Network (Cộng hòa Pháp); Đại học Toulon; Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp-ĐHQGHN (CSK)…Các lĩnh vực hợp tác ngày càng phong phú, bao gồm đào tạo, nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm, xuất bản và phát triển văn hóa.

 

10. Tăng cường đội ngũ giảng viên-nghiên cứu viên và chuyên viên

Là một tổ chức nghiên cứu và đào tạo quốc tế, chất lượng cao trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Với môi trường làm việc quốc tế, năng động, chuyên nghiệp, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cùng với những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, cùng với chiến lược mới và những thành công mới, IFI đã thành công bước đầu trong việc thu hút các tiến sĩ giỏi, được đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài về công tác tại Viện. Năm 2017, Viện đã thành công, vượt chỉ tiêu 200% trong việc thu hút tiến sĩ trẻ dưới 45 tuổi để góp phần củng cố đội ngũ cán bộ khoa học, tài năng để phát triển Viện. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên của IFI cũng được tăng cường đáng kể với các cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và hết mình cống hiến cho sự phát triển của Viện.

 

 

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU