Thông cáo báo chí: Diễn đàn quốc tế Franconomics-2023 “Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số”

Thứ ba - 03/10/2023 23:25

Hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập (1993-2023), Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐHQGHN phối hợp cùng Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF) - Đại học Jean Moulin Lyon 3 đồng tổ chức Diễn đàn quốc tế Franconomics-2023 với chủ đề “Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số”, diễn ra vào ngày 17-18/10/2023 tại Hà Nội. Sự kiện có sự đồng hành của Hội Hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Viện Pháp tại Việt Nam (IFV), Tập đoàn Giáo dục Toàn cầu Galileo (GGEF), Viện Chiến lược chuyển đổi số (DTSI), Công ty Linagora Việt Nam và Viện Nghiên cứu Châu Phi - Trung Đông (IAMES), Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp T.P Hà Nội – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Vietnam DX và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

 

franconomics 23 01 01 optimized

Mặc dù đã manh nha xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ XX nhưng nhân văn số (digital humanities) vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với giới nghiên cứu tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Trong khi đó, việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật số và khoa học máy tính vào nghiên cứu các ngành nhân văn đang trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết trong một xã hội văn minh và tiến bộ. Nhân văn số đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và gìn giữ tư liệu, bảo tồn giá trị văn hoá lịch sử, di sản, ngôn ngữ, phát huy giá trị các nền văn minh xã hội và xa hơn nữa là khả năng bồi dưỡng tiềm năng con người; thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nhân loại trong tương lai.

Trong thời đại công nghệ 4.0, để tận dụng những ưu điểm của nhân văn số như hỗ trợ quảng bá văn hóa, khả năng lưu trữ, kết nối nhiều nguồn tài nguyên cũng như các nhà khoa học trên không gian số và hạn chế những bất lợi của lĩnh vực này sự mất mát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi, vấn đề đạo đức trong việc sử dụng dữ liệu, việc duy trì bảo tồn các nguồn lực và dự án, vấn đề thay đổi tư duy nhận thức…, cần có sự hợp lực của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. 

Diễn đàn quốc tế Franconomics-2023 với chủ đề “Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số” quy tụ các nhà khoa học hàn lâm, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và chuyên môn học thuật về nhân văn số và các khía cạnh liên quan. Diễn đàn cũng cung cấp nền tảng liên ngành để các khách mời cùng trình bày, thảo luận về những đổi mới, xu hướng cũng như những thách thức thực tế gặp phải của nhân văn số hiện nay.

Những sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Franconomics-2023 gồm:

i) Diễn đàn quốc tế Franconomics-2023 với chủ đề “Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số”

  • Thời gian: 14h00 - 17h30 | Thứ Ba, ngày 17/10/2023
  • Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hình thức: kết hợp trực tiếp và trực tuyến
  • Ngôn ngữ: Pháp, Anh, Việt

Chương trình dự kiến:

Thời gian Nội dung
13h30-13h50 Đón tiếp đại biểu - khách mời
13h50-14h25 Khai mạc
14h25-15h05 Phiên toàn thể 
15h10-15h30 Nghỉ giải lao
15h30-17h30

Không gian thảo luận chuyên đề:

  • Không gian 1: Số và văn hóa số
  • Không gian 2: Số và kinh tế xã hội
  • Không gian 3: Trách nhiệm của người trẻ trong xã hội số
15h30-16h50 Trò chuyện giữa điều phối chương trình và các diễn giả
16h50-17h20 Hỏi đáp - Q&A
17h20-17h30 Kết luận - Bế Mạc

ii) Hội thảo quốc tế “Chuyển đổi số và vấn đề an ninh con người”

  • Thời gian: 14h00 - 17h30 | Thứ Tư, ngày 18/10/2023
  • Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hình thức: kết hợp trực tiếp và trực tuyến
  • Ngôn ngữ: Pháp, Anh, Việt

Chương trình dự kiến:

Thời gian Nội dung
13h30-14h15 Đón tiếp đại biểu, khách mời - Khai mạc
14h15-15h00 Phiên toàn thể 
15h00-16h00  Phiên tham luận
16h00-16h15  Nghỉ giải lao - Tea break 
16h15-17h15  Phiên thảo luận: An ninh con người từ những góc nhìn của các quốc gia và khu vực
16h30-17h00 Hỏi đáp - Q&A 
17h00  Kết luận - Bế mạc

 

 

Đăng ký tham dự tại đây

 

Khách mời

Khách mời quốc tế

Ông Edgar Doerig, Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Ông Laurent Sermet, Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Ông Emmanuel Cerise, Trưởng đại diện Vùng Région Ile-de-France tại Hà Nội, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX - Vietnam)

Ông Xavier Leroux, Hiệu trưởng Đại học Toulon

Ông Manuel Jobert, Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ quốc tế và Pháp ngữ, Trường Đại học Jean Moulin Lyon 3, Giám đốc Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF)

Ông Christel Dior Tamegui, Tiến sĩ khoa học chính trị, Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Jean Moulin Lyon 3

Angeliki Kordoni, Điều phối viên Đào tạo, Khoa Ngoại ngữ tiếng Pháp, Đại học Sorbonne Abu Dhabi

Ông Thomas Honnet, Chuyên gia quốc tế, Bảo vệ dữ liệu và văn hóa số, Giáo sư tại Đại học Sciences Po

Ông Olivier Feix, Cố vấn chuyên môn, Điều phối viên đào tạo và giới thiệu an ninh mạng (Tập đoàn giáo dục toàn cầu Galileo)

Bà Candice Trần Đại, Giám đốc an ninh mạng tại Công ty Risk Management (ERM), Chuyên gia quốc tế về An ninh mạng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Giảng viên về an ninh mạng 

Ông Alexandre Zapolsky, Nhà sáng lập, Tổng Giám đốc Công ty Linagora 

Ông Philippe Awono Eyebe, Giảng viên viên-nhà nghiên cứu Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Yaoundé II và Đại học Jean Moulin Lyon 3, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đa ngành về Trí tuệ Nhân tạo (CREPIA) 

 

Khách mời trong nước

 

Ông Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Ông Dương Văn Quảng, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại UNESCO

Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

Ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐHQGHN

Ông Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (IAMES)

Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI)

Ông Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

Ông Lê Trung Thắng, Chuyên gia Chuyển đổi số & Đổi mới sáng tạo, CEO & Founder Viet Nam DX

Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, cựu sinh viên Khóa 50 - Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, hiện đang làm việc tại Ban Đối ngoại VOV5 - Đài tiếng nói

Việt Nam

Bà Vũ Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại Vitamin Network; Nhà sáng tạo nội dung - Hoa Hậu Vỉa Hè

   

 

Franconomics là diễn đàn quốc tế thường niên do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Không chỉ là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; Franconomics còn là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và Quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước.

Chủ đề của Franconomics qua các năm:

  • 2019: Công nghệ số cho sự phát triển kinh tế - xã hội thông minh
  • 2020: Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh
  • 2021: Những thách thức của chuyển đổi số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19
  • 2022: Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ
  • 2023: Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số

 

LIÊN HỆ

Bà Trang Huỳnh Như

Bộ phận Truyền thông, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng 108, nhà E5, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Email : thnhu@vnu.edu.vn 


 
 Từ khóa: IFI, VNU, DAAS 2023, Franconomics 2023
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU