Cụm từ “an ninh con người” lần đầu tiên được Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) sử dụng vào năm 1994 trong Báo cáo hàng năm về sự phát triển của con người - tài liệu được cho là đã đề cập toàn diện nhất về khái niệm an ninh con người. Trong đó, UNDP đã phát triển một bước đột phá kép so với tầm nhìn truyền thống về an ninh, cụ thể: (i) an ninh con người nhằm mục đích định vị lại các cá nhân với tư cách là chủ thể chính của an ninh hơn là các quốc gia; (ii) phá vỡ quan điểm và tầm nhìn về an ninh chỉ tập trung vào các vấn đề quân sự. Chính vậy, UNDP đã đề xuất khái niệm an ninh con người, với 07 nhân tố cấu thành gồm: (1) an ninh kinh tế, (2) an ninh lương thực, (3) an ninh y tế, (4) an ninh môi trường, (5) an ninh cá nhân, (6) an ninh cộng đồng và (7) an ninh chính trị.
An ninh con người chiếm một vị trí quan trọng trong bốn lĩnh vực an ninh chủ yếu, cùng với an ninh quốc gia, an ninh công cộng và an ninh phi truyền thống.An ninh con người và đảm bảo an ninh con người luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, theo đó, không chỉ đơn giản là tình trạng không có xung đột bạo lực, mà còn bao gồm nhân quyền, quản lý nhà nước tốt, cơ hội tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm mỗi cá nhân có cơ hội và sự lựa chọn để phát huy được năng lực của mình. Các quốc gia luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển, nói cách khác, con người là trung tâm, là quan trọng nhất trong quá trình phát triển. An ninh con người là điều kiện sống còn cho sự ổn định, thịnh vượng và phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc.
Những biến động trong an ninh quốc tế hiện nay đang ngày càng làm rõ ràng hơn phạm trù an ninh con người; các yếu tố thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc và tác động đến an ninh con người. Theo đó, kỹ thuật số được xếp như một trong những vấn đề được quan tâm nhất mà hệ quả chính của nó là quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức cho sự phát triển an ninh con người của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa nói chung và quá trình chuyển đổi số nói riêng, an ninh con người được đặt trong mối quan hệ mật thiết với những nội dung an ninh khác. Bối cảnh hiện nay cho thấy, cần có sự hợp lực từ các quốc gia - dân tộc, để cùng gây dựng môi trường an toàn cho không chỉ người dân sống trên lãnh thổ của mình, mà còn góp phần đảm bảo an ninh con người trên phạm vi toàn cầu.
Hội thảo quốc tế "Chuyển đổi số và an ninh con người" quy tụ các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và chuyên môn học thuật xoay quanh chủ đề An ninh con người và những tác động của chuyển đổi số.
Chương trình dự kiến:
Thời gian | Nội dung |
13h30-14h00 | Đón tiếp đại biểu |
14h00-14h05 | Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu |
14h05-14h15 | Phát biểu khai mạc |
14h15-15h00 | Phiên toàn thể : Con người và đảm bảo an ninh con người - yếu tố trung tâm của chuyển đổi số |
15h00-16h00 | Phiên tham luận: An ninh con người trong các lĩnh vực
|
16h00-16h15 | Nghỉ giải lao - Tea break |
16h15-17h15 | Phiên thảo luận: An ninh con người từ những góc nhìn của các quốc gia và khu vực (dưới hình thức trao đổi giữa chủ tọa và các diễn giả) Chủ tọa:
|
17h15-17h30 | Hỏi đáp - Q&A |
17h30 | Kết luận - Phát biểu bế mạc của Ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN |
Franconomics là diễn đàn quốc tế thường niên do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Không chỉ là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; Franconomics còn là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và Quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước. Chủ đề của Franconomics qua các năm:
|
LIÊN HỆ
Bà Trang Huỳnh Như
Bộ phận Truyền thông, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội
Phòng 108, nhà E5, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: thnhu@vnu.edu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn