Tuyển sinh lớp dự bị tiếng Pháp năm học 2014 - 2015 (buổi tối)

Thứ tư - 15/04/2015 06:34

Tuyển sinh vào lớp dự bị tiếng Pháp Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) Năm học 2014 - 2015   Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (IFI-VNU) tuyển sinh lớp...

Tuyển sinh vào lớp dự bị tiếng Pháp

 

Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU)

Năm học 2014 - 2015

 

Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (IFI-VNU) tuyển sinh lớp dự bị tiếng Pháp buổi tối, khai giảng 19/1/2015:

 

Thời gian biểu dự kiến

  • Bắt đầu: 19/01/2015

  • Kết thúc : tháng 9/2015

  • Giờ học: tất cả các buổi tối từ thứ hai đến thứ sáu, 18h-21h

  • Số tuần học trên lớp: 34 tuần

  • Số giờ học mỗi tuần: 15h (5 buổi x 3h/buổi)

  • Kiểm tra kiến thức tiếng Pháp trước khi vào Master 1 : 30/10/2015

Mục tiêu

Lớp dự bị tiếng Pháp kéo dài trong 8 tháng là một khóa đào tạo tăng cường về tiếng Pháp nhằm chuẩn bị cho học viên kỹ năng tiếng Pháp cần thiết tối thiểu để có thể theo học chương trình Master quốc tế về Công nghệ thông tin và các ngành khoa học công nghệ khác hoàn toàn bằng tiếng Pháp.

Đối tượng

Đối tượng của lớp dự bị là các học viên đã thi đậu hoặc sẽ đăng ký thi tuyển vào chương trình Master Công nghệ thông tin của Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) năm học 2015- 2016.

Để tạo điều kiện cho học viên có thể vừa đi làm vừa đi học, kể cả sinh viên CNTT năm cuối tại các trường đại học, chuẩn bị tiếng Pháp để có thể thi vào và học Master tại IFI ngay sau khi tốt nghiệp, lớp dự bị sẽ học từ 18-21h tất cả các buổi tối trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (hoặc 4 tối trong tuần và một buổi vào ngày nghỉ cuối tuần), bắt đầu từ 19/1/2015 đến giữa tháng 9/2015. Học viên trúng tuyển vào IFI sẽ tiếp tục được học tăng cường (ban ngày) tháng 9 và 10 để chuẩn bị vào học Master 1 năm học 2015-2016.

Hỗ trợ tài chính

Học viên đã thi đậu năm 2014 hoặc cam kết sẽ dự thi tuyển vào IFI trong năm 2015 sẽ được theo học lớp dự bị miễn phí. Kinh phí giảng dạy và cơ sở vật chất cho lớp dự bị (khoảng 16 triệu VNĐ/học viên) do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và IFI hỗ trợ.

Hồ xin học

Học viên đã thi đậu IFI năm 2014 và còn chưa qua lớp dự bị được ghi danh tự động.

Học viên mới nộp Hồ sơ đăng ký nhập học gồm các giấy tờ sau (hạn nhận hồ sơ: 16/1/2015) :

  • Sơ yếu lý lịch (theo mẫu chung của Bộ GD & ĐT như ở Hồ sơ thi Đại học)

  • Bản sao (có công chứng) bằng tốt nghiệp Đại học chính qui (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trong trường hợp chưa được nhận bằng, hoặc chứng nhận sinh viên năm cuối của trường Đại học). Trường hợp tốt nghiệp bằng 2 hoặc đào tạo liên thông thì phải có bản sao của cả hai bằng.

  • Bản sao (có công chứng) bảng điểm của tất cả các năm học, có xác nhận của trường.

  • Bản sao các chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).

  • Đơn xin học lớp dự bị có cam kết cá nhân sẽ theo học đầy đủ thời khóa biểu của lớp dự bị và tham gia kỳ thi tuyển sinh Cao học CNTT của ĐHQG Hà Nội năm 2015. (mẫu đơn ở cuối thông báo này).

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp tại Viện Quốc tế Pháp ngữ hoặc gửi qua đường Bưu điện cho

Nguyễn Thị Vân Tú

Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội

Tầng 2, C3 (Khoa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN)

144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Kết quả tuyển chọn sẽ được công bố trên website của Viện (http://www.ifi.edu.vn) và giấy gọi nhập học sẽ được gửi cho thí sinh (qua email và nhắn tin qua điện thoại). Mọi thắc mắc, yêu cầu giải đáp về hồ sơ có thể gửi qua email đến địa chỉ <ntvantu@vnu.edu.vn> hoặc gọi điện thoại trực tiếp trong giờ hành chính đến số máy: 04-37450173, di động: 01259686412. Tìm hiểu chi tiết hơn tại http://www.ifi.edu.vn hoặc http://www.ifi.vnu.edu.vn

Thông tin chi tiết về lớp dự bị tiếng Pháp

Mục tiêu của lớp dự bị tiếng Pháp

Lớp dự bị không chỉ đơn thuần trang bị cho học viên kỹ năng tiếng Pháp đủ cho giao tiếp độc lập (mức B1, B1+). Ngoài khả năng có thể nghe và tiếp thu bài giảng bằng tiếng Pháp trong lĩnh vực chuyên môn của mình, học viên còn được trang bị những kỹ năng giao tiếp cao cấp khác như: làm việc nhóm, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu và hiệu quả, tổng hợp thông tin, khởi tạo và thực hiện dự án, v.v...

Lớp dự bị tiếng Pháp không dừng ở mục tiêu giao tiếp thông thường và ngắn hạn mà có tham vọng lớn hơn như phát triển kỹ năng tự học, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, sáng tạo và học tập cộng tác.

Khóa học hướng học viên tiếp thu những kỹ năng để học và sử dụng thành thạo các công cụ ngôn ngữ - từ vụng, ngữ pháp, phát âm và chính tả - tương ứng với mức B1, B1+ của khung tiêu chuẩn châu Âu về ngôn ngữ.

Phương pháp làm việc chương trình học tập

Ngoài giờ lên lớp buổi tối, học viên còn phải hoàn thành các bài tập về nhà. Một kế hoạch làm việc sẽ được gửi đều đặn cho học viên qua thư điện tử thông báo các tài nguyên cần được khai thác theo lối tự học ở nhà, trong thư viện và trong phòng học tiếng chuyên dụng đa phương tiện. Việc tự học này sẽ tạo thuận lợi cho tiếp thu các kiến thức đã được đề cập trên lớp và vốn liếng không thể thiếu cho buổi học sau.

Một danh mục tiếp thu (portfolio) sẽ được cấp cho mỗi học viên với những hoạt động được thực hiện và cân đối kỹ năng hàng tuần. Danh mục này, do học viên tự điền vào, sẽ cho phép các giảng viên theo dõi sự tiếp thu và tiến bộ cho từng học viên.

Chương trình đầy đủ cho học viên bắt đầu từ đầu gồm 500 h học trên lớp được chia thành các mức như sau:

  • Mức A1 : 100 h (từ 19/01/2015 đến 20/3/2015)

  • Mức A2 : 200 h (từ 23/3/2015 đến 5/6/2015)

  • Mức B1 : 200 h (từ 08/6/2015 đến 11/9/2015)

Học viên đã có vốn tiếng Pháp tương đương mức A1 hoặc A2, nếu kiểm tra đạt yêu cầu, có thể vào ngay các mức A2 hoặc B1. Học viên đã vượt qua kiểm tra DELF B1 và thi đậu vào IFI (thi tuyển Cao học của Đại học Quốc gia Hà Nội vào các tháng 4 và 9/2015) sẽ còn được tăng cường thêm 200 h nữa (160 h tiếng Pháp phổ quát và 40 h tiếng Pháp Tin học) để có thể theo học ngay Master 1 vào khai giảng năm học 2015-2016. Phần học tăng cường này sẽ được thực hiện ban ngày (2 buổi, 6h/ngày) trong các tháng 9 và 10/2015 (sẽ có thông báo chi tiết sau).

Đánh giá phương pháp phạm

Các học viên sẽ được đánh giá liên tục trong suốt thời gian học. Họ phải tham gia vào các hoạt động của IFI thông qua các dự án chung như: báo web sinh viên, tổ chức các buổi tham quan Trung tâm văn hóa và văn minh Pháp (Espace), thư viện phim Pháp ngữ, làm từ điển thuật ngữ Tin học Anh-Pháp-Việt, làm một phần mềm nhỏ học tiếng Pháp, v.v... Một kỳ thi thử mức DELF A2 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5/2015 và học viên bắt buộc phải đạt. Để được vào học Master 1, học viên phải đạt mức điểm tối thiểu 55/100 bình quân của các điểm sau:

  • Kiểm tra liên tục : 40% (gồm cả các bài kiểm tra DELF A1 và A2)

  • Thi cuối khóa : 60% (gồm kiểm tra DELF B1 và kiểm tra nói - sát hạch đầu vào IFI)

Các bài học tiếng Pháp được định hướng theo cách học tiếng qua thực tế cũng như cách tiếp cận phản xạ ngôn ngữ (mẫu giáo và L2). Tự học là hết sức quan trọng. các phương pháp sư phạm tích cực sẽ được các giảng viên áp dụng trong suốt khóa học - thông qua dự án báo web sinh viên, học tập cộng tác - nhằm tăng cường cho học viên tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và kích thích khả năng phân tích cho họ.

(Mẫu đơn xin vào học lớp dự bị)

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN VÀO HỌC LỚP DỰ BỊ TIẾNG PHÁP

 

Kính gửi : Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI)

 

Tên tôi là :

Sinh ngày : tại :

Địa chỉ :

Điện thoại : Email :

 

Tôi có nguyện vọng thi tuyển để theo học chương trình thạc sĩ CNTT của Viện Quốc tế Pháp ngữ năm học 2015-2016. Để chuẩn bị trước về tiếng Pháp, tôi làm đơn này xin được đăng ký vào học lớp dự bị tiếng Pháp buổi tối của quí Viện theo thông báo tuyển sinh lớp dự bị trên website của Viện. Nếu hồ sơ đăng ký của tôi được chấp nhận, tôi cam kết sẽ theo học đầy đủ chương trình lớp học theo thời khóa biểu và sẽ đăng ký dự kỳ thi tuyển cao học CNTT của Đại học quốc gia Hà Nội trong năm 2015.

 

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Người làm đơn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU