GIỚI THIỆU CHUNG:
Chương trình do IFI xây dựng gồm 20 Module chuyên ngành. Mỗi Module có thời gian đào tạo 2 giờ. Học viên sau khi hoàn thành khóa học được IFI cấp giấy chứng nhận và có đủ kiến thức, kỹ năng làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Khóa học CEHv11, học viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về bảo mật, biết sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ thuật được sử dụng bởi các Hacker và chuyên gia bảo mật thông tin cũng như cách đột nhập vào bên trong một số hệ thống máy tính. Với phương châm “Hiểu hacker để chống Hacker”, học viên sẽ có tư duy như một Hacker, từ đó có thể hiểu và có phương án phòng thủ tốt hơn cho hệ thống chống lại các cuộc tấn công trong tương lai.
Học viên sẽ thường xuyên tiếp xúc với các kỹ thuật và phương pháp đánh giá tiên tiến để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm gia cố và tối ưu hệ thống bảo mật thông tin trong doanh nghiệp. Học viên sẽ học cách Scan, Test, Hack và bảo vệ hệ thống đích.
Khóa học được thiết kế với 5 giai đoạn tấn công của một Hacker mũ trắng bao gồm:
• Theo dõi, thu thập thông tin (reconnaissance);
• Thâm nhập và tấn công mục tiêu (gaining access);
• Tập hợp, phân tích dữ liệu đã thu thập như tên người dùng, tên máy, tài nguyên chia sẽ và các dịch vụ (enumeration);
• Duy trì kiểm soát và nghe lén thông tin người dùng để có thể quay lại vào lần sau (maintaining access);
• Xóa sạch dấu vết (covering tracks);
Các công cụ và kỹ thuật cho mỗi giai đoạn này được trình bày chi tiết theo cách tiếp cận bách khoa toàn thư và không có chương trình học nào khác cung cấp các tài liệu học, bài hướng dẫn làm labs, công cụ hay các kỹ thuật hơn chương trình học của CEHv11.
DANH SÁCH CÁC MODULE
Module 01: Introduction to Ethical Hacking (2h)
Module 02: Footprinting and Reconnaissance (2h)
Module 03: Scanning Networks (2h)
Module 04: Enumeration (2h)
Module 05: Vulnerability Analysis (2h)
Module 06: System Hacking (2h)
Module 07: Malware Threats (2h)
Module 08: Sniffing (2h)
Module 09: Social Engineering (2h)
Module 10: Denial-of-Service (2h)
Module 11: Session Hijacking (2h)
Module 12: Evading IDS, Firewalls, and Honeypots (2h)
Module 13: Hacking Web Servers (2h)
Module 14: Hacking Web Applications (2h)
Module 15: SQL Injection (2h)
Module 16: Hacking Wireless Networks (2h)
Module 17: Hacking Mobile Platforms (2h)
Module 18: IoT Hacking (2h)
Module 19: Cloud Computing (2h)
Module 20: Cryptography (2h)
Kiểm tra kiến thức các môn đã học (2h)
Tổng cộng: 42h
THỜI LƯỢNG MỖI MODULE : 2h/module*
(*) Người học cần phải tham gia khóa học theo trình tự từ Module 1 đến Module 20 để đáp ứng được nội dung kiến thức và bài kiểm tra.
MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC
-Hiểu các loại kỹ thuật footprinting và các công cụ trong kỹ thuật footprinting của hacker cũng như biện pháp phòng chống với kỹ thuật này;
-Hiểu về kỹ thuật scanning và các biện pháp phòng chống;
-Am hiểu về kỹ thuật Enumeration và các biện pháp phòng chống ;
-Học về các phương pháp tấn công hệ thống, kỹ thuật giấu tin (steganography), các kiểu tấn công ẩn tin (steganalysis attacks) và tìm hiểu về kỹ thuật xóa dấu vết (covering tracks);
-Hiểu rõ về các dạng Trojan, phân tích Trojan và cách phòng chống Trojan;
-Tìm hiểu các biện pháp đối phó và ngăn ngừa virus như phân tích virus, sâu máy tính (computer worm), quy trình phân tích mã độc;
-Tìm hiểu về các kỹ thuật nghe lén gói tin (packet sniffing) và cách ngăn ngừa nó;
-Kỹ thuật tấn công Social Engineering, xác định các hành vi trộm dữ liệu và các biện pháp đối phó;
Học về các kỹ thuật tấn công Dos/DDoS, các công cụ tấn công DDoS, Botnet và cách phòng chống DoS/ DDoS;
-Cách phòng chống và các kỹ thuật tấn công Session Hijacking;
-Tìm hiểu về các loại tấn công Webserver khác nhau, cũng như các phương pháp tấn công và cách phòng chống lại nó;
-Hiểu về các loại tấn công vào ứng dụng web khác nhau, các phương pháp tấn công và cách phòng chống đối với các loại tấn công đó;
-Các kỹ thuật tấn công SQL injection và các công cụ injection detection;
-Học về các phương pháp tấn công và mã hóa wireless, cũng như các công cụ tấn công wireless và công cụ bảo mật wifi;
-Các loại phương pháp tấn công (attack vector) trên nền tảng di động, lỗ hỏng trên android, các công cụ và nguyên tắc về bảo mật an toàn trên di động;
-Học các kỹ thuật né tránh Honeypot, IDS, tường lửa và các công cụ dùng khi né tránh cũng như cách phòng chống nó.
ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Đối tượng là các chuyên viên CNTT hoặc các chuyên gia bảo mật, an toàn, an ninh mạng, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực ứng cứu sự cố mạng
HỌC PHÍ: Liên hệ trực tiếp
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: Tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Quốc tế Pháp ngữ,
Tầng 3, nhà G6, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.3754.9505 Hotline: 089.959.8899
Email: etudes@ifi.edu.vn
Website: ifi.vnu.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/PUF.IFI.VNU
Khóa đào tạo thứ nhất đã diễn ra từ ngày 24/02/2021 đến ngày 09/03/2021, link chi tiết xem tại đây: